Thành Được - K18
A.
LỜI NÓI ĐẦU
Từ
lâu, theo truyền thống, việc dạy và học nói chung và dạy tiếng Việt nói riêng được
hiểu là quá trình người thầy truyền đạt kiến thức còn học sinh là người lãnh
hội những kiến thức ấy. Bên cạnh những ưu điểm thì cách dạy và học ấy sẽ làm cho người học thụ động trong việc
lãnh hội kiến thức.
Hiện nạy với quan điểm giáo dục là “lấy HS làm trung tâm” thì việc dạy và học có sự thay đổi. Ở quan
điểm này, người thầy không mất đi vị trí của mình mà chuyển sang một vị trí mới
– vị trí hướng dẫn, nếu trước kia người thầy là người truyền thụ tất tả thì ở
đây người thầy như người “cầm lái” để
hướng “con thuyền” HS của mình đến “bờ bến kiến thức”, còn học sinh ở đây sẽ
là người khám phá, tìm ra kiến thức mới với sự hướng dẫn của GV.
Dạy tiếng không chỉ là dạy cho HS những quy tắc, cấu trúc,…
của tiếng Việt mà còn phải dạy các em sử dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp.
Đáp ứng yêu cầu đó là quan điểm dạy học bằng quan điểm giao tiếp. Bằng việc cho
người học tự tìm đến kiến thức qua việc tìm tòi, thảo luận, trình bày ý kiến
của mình trước tập thể sẽ hình thành cho các em kĩ năng nghe, nói đọc, viết và
năng lực giao tiếp.
Bằng những kiến thức cơ bản về lí thuyết giao tiếp, quân
điểm dạy học tiếng việt bằng quan điểm
giao tiếp. Đặc biệt là những nhận xét đánh giá và chùm bài phong cách ngôn ngữ
trình bày ở SGK và những kiến nghị và cách dạy chùm bài phong cách, tôi mong có
thể giúp GV và HS có thể dễ dàng tiến hành việc truyền đạt và lĩnh hội kiến
thức về chùm bài phong cách cũng như việc hình thành ở HS việc chủ động tìm
hiểu kiến thức thông qua thảo luận, thuyết trình để từ đó các em có thể mạnh dạng
đưa ra ý kiến trong học tập. Bài viết này, do người viết vận dụng những hiểu
biết của môn học cũng như những kinh nghiệm giảng dạy của nản thân, trong thời
gian ngắn khó có thể tìm hiểu thấu đáo cặn kẻ từng vấn đề, mong có sự góp ý của
thầy cùng các bạn để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VÀI NÉT
VỀ LÍ THUYẾT GIAO TIẾP
VÀ QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG
VIỆT
1.1. Lí
thuyết giao tiếp
1.1.1. Giao tiếp là gì?
Như chúng ta đã biết, “giao
tiếp là sự tiếp xúc, giao lưu giữa người và người trong xã hội, qua đó con
người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái
độ đối với nhau và đối với điều được truyền đạt”[2,tr7]. Phương tiện chủ
yếu của hoạt động giao tiếp đó là ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết).
1.1.2. Hai quá trình của giao tiếp
Giao tiếp diễn ra bởi hai quá trình:
- Quá trình tạo lập văn bản nơi người nói (còn gọi là quá
trình phát tin hay kí mã).
-
Quá trình lĩnh hội văn bản nơi người nghe (còn gọi là quá trình giải mã).
1.1.3. Các nhân tố giao tiếp
Hoạt động giao tiếp nhất định xảy ra đòi hỏi phải có những
nhân tố giao tiếp:
- Nhân vật giao
tiếp: người tham gia vào quá trình giao
tiếp, họ có mặt và luân phiên nhau trong vai trò người nói và người nghe. Đặc điểm
và cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ văn hóa,… luôn chi phối đến ngôn
ngữ trong hoạt động giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao
tiếp: là môi trường diễn ra hoạt động giao
tiếp. Nó có thể là hoàn cảnh không gian thời gian diễn ra hoạt động giao tiếp,
nó có thể là hoàn cảnh văn hóa lịch sử mà các nhân vật giao tiếp tồn tại và
diễn ra hoạt động giao tiếp.
- Nội dung giao
tiếp: điều được đề cập đến trong giao
tiếp. Nó bao gồm phạm vi khái quát, bao trùm và những nội quy cụ thể.
- Mục đích giao
tiếp: là đích đến của hoạt động giao tiếp.
Không có cuộc giao tiếp nào là không có mục đích, hay nói cách khác dù muốn hay
không thì mỗi cuộc giao tiếp đều có mục đích nhất định.
Từ những nhân tố trên, ta có thể thấy rằng bốn nhân tố trên
thỏa mãn điều kiện trả lời các câu hỏi: Nhân vật giao tiếp trả lời câu hỏi: ai nói (viết)? nói (viết) với ai? Hoàn
cảnh giao tiếp trả lời câu hỏi: nói
(viết) trong hoàn cảnh nào? Nội dung giao tiếp trả lời câu hỏi: nói (viết) cái gì hoặc nói viết về cái gì?
Mục đích giao tiếp trả lời câu hỏi: nói
(viết) để làm gì? Hoặc nhằm mục đích gì?
1.2. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng
Việt
1.2.1. Quan điểm giao tiếp trong dạy học
tiếng Việt là gì?
a. Dạy và học tiếng Việt là dạy gì, học gì?
Đối tượng của tiếng Việt là việc dạy và hoc; hoạt động của
thầy; hoạt động của học sinh. Vậy dạy và học tiếng Việt là dạy cái gì và học
cái gì?
“Dạy tiếng Việt là
quá trình cung cấp cho học sinh tri thức về ngôn ngữ, hệ thống tiếng Việt, các
quy tắc sử dụng tiếng Việt các dạng lời nói và kĩ năng sử dụng tiếng Việt vào
hoạt động giao tiếp” [1, tr35].
Dạy và học như thế nào? Đó chính là phương thức hoạt động
của thầy cô giáo và học sinh. Nó bao gồm việc soạn thảo các phương pháp, thủ
pháp, hình thức và phương tiện dạy và học tiếng Việt.
Tại sao lại dạy và học như thế? Điều này phải căn cứ vào sự
nghiên cứu và am hiểu tiếng Việt một cách sâu sắc của các nhà nghiên cứu và sự
cần thiết của tiếng Việt cũng như khả
năng am hiểu tiếng Việt của học sinh.
b. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng
Việt là gì?
Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là dạy học
trong hoạt động giao tiếp, bằng giao tiếp nhằm hình thành và củng cố và nâng
cao năng lực giao tiếp cho người học. Cụ thể, ở học sinh phổ thông dạy theo
quan điểm giao tiếp là dạy cho các em kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ngoài ra còn hình thành khả năng ứng xử trong
giao tiếp. Bởi tiếng Việt ngoài nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức
ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt những quy tắc hoạt đông và những sản phẩm của
nó trong hoạt động giao tiếp thì mặc khác tiếng Việt là công cụ giao tiếp và tư
duy nên nó còn chức năng trang bị cho học sinh công cụ giao tiếp.
Khi nói đến giao tiếp là nói đến hệ thống từ ngữ. Mà từ vốn
là đơn vị sẵn có trong hệ thống ngôn ngữ, mỗi con người từ khi sinh ra và lớn
lên đã tích lũy cho mình vốn từ của xã hội để làm vật liệu cho mình trong hoạt
động nhận thức và giao tiếp.
1.2.2. Cơ sở của quan điểm giao tiếp
trong dạy học tiếng Việt
Xuất phát từ yêu cầu của xã hội. Chúng ta đều biết, khi
sinh ra và lớn lên con người không thể sống riêng lẽ tách biệt mà tồn tại trong
mối quan hệ công đồng, và để tồn tại họ phải lao động, chính mối quan hệ này
những nhu cầu hằng ngày lao động làm nảy sinh nhu cầu của con người đó là qua
trình giao tiếp. Để giao tiếp được đòi hỏi con người phải có phương tiện giao
tiếp và đó chính là ngôn ngữ. Chính vì thế mà Mác đã khẳng định “ngôn ngữ chỉ ra đời trong giao tiếp”.
Đầu tiên khi chưa có chữ viết, con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói,
tuy nhiên ngôn ngữ nói bị hạn chế là bị giới hạn bởi khoảng cách không gian nên
dần dần bằng hệ thống kí hiệu, ám hiệu thì chữ viết ra đời, dù chữ viết có thô
sơ nhưng vẫn phần nào đáp ứng được nhu cầu của con người. Từ đó, ngôn ngữ chính
là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người (dạng nói hoặc viết) nguồn gốc,
quá trình hình thành ngôn ngữ của loài người nói chung và hình thành ngôn ngữ
của từng cá nhân nói riêng.
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Ngôn ngữ sẽ được hiện
thực hóa trong quá trình giao tiếp, hơn nữa từ có thể biến đổi và chuyển hóa về
chức năng và thực hiện các chức năng mới không phải chức năng vốn có của nó
trong hệ thống ngôn ngữ.
Ngôn ngữ tồn tại độc lập, không duy truyền vì thế giao tiếp
là điều kiện tiên quyết để hình thành ngôn ngữ ở mỗi cá nhân.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng xuất phát từ
chức năng xã hội của ngôn ngữ, chức năng làm công cụ tư duy và đặc biệt là chức
năng là phương tiện để giao tiếp có thể khẳng định chỉ trong giao tiếp thì ngôn
ngữ của con người mới có thể hình thành, sinh động, đa dạng và phong phú hơn so
với trạng thái ban đầu của nó. Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ tích
lũy cho mình vốn ngôn từ riêng và để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp đòi
hỏi con người phải nắm vững các quy tắc vận hành của ngôn ngữ, do ngôn ngữ
không duy truyền mà chỉ hình thành trong giao tiếp. Nên đó là cơ sở hình thành việc
dạy và học tiếng Việt.
1.2.3. Nội dung
Tiếng Việt bao gồm
hai bộ phận. Thứ nhất là bộ phận tri thức về ngôn ngữ học về ngôn ngữ nói chung
và tiếng Việt nói riêng. Ở học sinh phổ thông chúng ta không đào tạo những nhà
ngôn ngữ học nên chỉ cần cung cấp cho các em một số khái niệm và những hiểu
biết cơ sở về môn học. Bộ phận thứ hai tiếng Việt được coi như đối tượng cần
giảng dạy, nó được hiểu như một hệ thống công cụ hợp thành gồm ngữ âm từ vựng và
ngữ pháp, thứ hai nó được coi như một hoạt động, những quy tắc sử dụng điều
khiển công cụ đó trong đời sống hằng ngày, cá nhân cũng như xã hội, thứ ba nó
được coi là sản phẩm trong hoạt động giao tiếp gồm văn bản, lời thoại nói và
viết.
Mặt khác tiếng Việt còn là bộ môn công cụ cho mội bộ môn
nên dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh sử dụng tốt tiếng Việt với tư cách là
công cụ tư duy, nhận thức và giao tiếp
xã hội, nói cách khác là dạy cho học sinh năng lực hoạt động lời nói bằng tiếng
Việt. Trên cơ sở này, chúng ta thấy rõ một điều là trong quá trình dạy và học
thì giáo viên và học sinh là các nhân vật giao tiếp, có đích đến nhất định, đó
là kiến thức hình thành và nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh cũng như
giáo viên. Chính vì thế, theo quan điểm giao tiếp, chúng ta cần lựa chọn:
T Nội dung tri thức khi truyền đạt cho học sinh:
- Những hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Những
quy tắc sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp:
+ Những quy tắc dùng
từ
+ Những quy tắc dùng
câu
+ Những quy tắc dùng
đoạn,…
- Hình thành và củng cố kĩ năng sử dụng
tiếng Việt.
T Kĩ năng giao tiếp:
- Quan điểm về kĩ năng.
- Cơ sở tâm lí của việc hành thành kĩ năng.
- Bài tập – phương tiện hình thành kĩ năng.
Tóm lại nội dung dạy và học tiếng Việt bao gồm lí thuyết và
thực hành về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Trong đó, nổi bật hơn
cả với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy, nội dung quan trọng của tiếng
Việt là rèn luyện kĩ năng hoạt động giao tiếp.
Mục tiêu chính của việc vận dung quân điểm giao tiếp vào việc dạy
tiếng Việt là căn cứ vào trình độ của học sinh, đảm bảo tính khoa học và hệ
thống, chuẩn tiếng Việt, các quy luật vận dụng tiếng Việt vào giao tiếp, hình
thành hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc,
viết làm cho học sinh yêu mến, phát huy và giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt “một của cải vô cùng phong phú, lâu
đời của dân tộc ta”[1, tr36].
1.2.4. Phương pháp dạy tiếng Việt theo quan
điểm giao tiếp
Xưa nay chúng ta hay nói, khi dạy học đồi hỏi phải có các
phương pháp dạy học phù hợp. Vậy phương pháp dạy học là gì? Có nhiều định nghĩa
khác nhau về khái niệm này, tuy nhiên khái niệm được mọi người tán thành nhiều
nhất cho rằng “phương pháp dạy học là
cách thức làm việc giữa thầy giáo và học
sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được
kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo hình thành thế giới quan và phát triển năng lực”
[1, tr61]. Các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng như:
Phương pháp thông báo – giải thích: người thầy dùng lời nói
của mình để giải thích minh họa những tri thức mới còn học sinh chú ý lắng
nghe, suy nghĩ và tiếp nhận những tri thức đó. Đây là phương thức truyền thống,
chúng ta không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nó dễ biến học sinh trở
thành người thụ động khi tiếp nhận kiến thức từ thầy.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ: từ việc quan sát phân tích
các hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định và tìm ra những kí hiệu đặc
trưng của hiện tượng ấy. Nó bao gồm: Phân tích – phát hiện, phân tích – chứng
minh, phân tích phán đoán, phân tích tổng hợp.
Phương pháp rèn luyên theo mẫu: là phương pháp mà thầy giáo
chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn học sinh phân tích
và nắm vững cơ chế của chúng và bước trước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói
của mình.
Phương pháp giao tiếp: hướng dẫn học sinh vận dụng lí
thuyết được học vào thực hiện nhiệm vụ của quá trình giao tiếp có chú ý đến đặc
điểm và các nhân tố tham gia và hoạt động giao tiếp. Phương pháp này được thực
hiện theo các bước sau: giáo viên tạo tình huống có vấn đềà kích thích sự tìm tòi, suy
nghĩ ở học sinh học sinh sẽ định hướng
để giải quyết vấn đề trên cơ sở tìm hiểu về vấn đề à học sinh tìm tòi, giải quyết vấn đề và trình bày trước tập
thể à giáo viên nhân xét và học sinh cùng rút kinh nghiệm. Trên tinh
thần này, phương pháp giao tiếp trở thành phương pháp chủ yếu trong việc dạy
học đặc biệt là dạy tiếng Việt vì nó góp phần quan trọng vào việc phát triển
lời nói cho học sinh. Ngôn ngữ khi tách khỏi hoạt động giao tiếp tìh nó không
còn sức sống, trở thành một hệ thống khô cứng, hay nói cách khác,ngôn ngữ phải
được thể hiện trong nhiều hoạt động giao tiếp khác nhau trên cơ sở của sự sinh
động của lời nói. Học sinh chỉ thật sự lĩnh hội được lời nói của người khác và
tự tự lời nói đúng, hay, phù hợp với ngữ cảnh khi các em trực tiếp tham gia vào
hoạt động giao tiếp.
Theo quan điểm giao tiếp, phương pháp tốt nhất để dạy tiếng
Việt bằng quan điểm giao tiếp là phải hướng học sinh vào hoạt động nói năng. Vì
thế chúng ta đã khẳng định hoạt động giao tiếp vừa là phương tiện vừa là mục
đích của việc dạy học tiếng Việt. Học tiếng Việt chúng ta không chỉ biết về nó
mà phải sử dụng thành thạo nó biến nó thành vũ khí vào tư di và giao tiếp. Muốn
như thế thầy giáo cần có cách hướng học sinh vào hoạt động nói năng bằng các
hoạt động ngoại khóa, các cuộc tranh luận, kích thích nhu cầu và động cơ giao
tiếp cho các em.
Muốn thực hiện được điều này, giáo viên phải nắm được tâm
lí lứa tuổi, khả năng tiếp nhân kiến thức, tính hệ thống logic của kiến thức
cung cấp cho các em.
CHƯƠNG 2
PHONG CÁCH HỌC VÀ
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KIẾN NGHỊ
VỀ CÁCH DẠY CHÙM BÀI PHONG CÁCH HỌC Ở PHỔ
THÔNG
2.1 Phong cách ngôn ngữ và mục tiêu của việc
dạy các phong cách ngôn ngữ
Dạy tiếng Việt không dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho
học sinh về từ, câu mà phải giúp các em biết cách tổ chức giao tiếp, tổ chức
văn bản. Khi nói tới văn bản thì không thể không nói tới phông cách. Văn bản
bao giờ cũng gắn với một phong cách nhất định.
Khi nói tới Phong cách là nói đến một cái gì đó riêng biệt,
độc đáo, được. Còn nói về phong cách học là nói tới một bộ môn khoa học nghiên
cứu những nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để truyền đạt
một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định
nhằm đạt dược hiệu quả thực tiễn cụ thể
trong những điều kiện giao tiếp cụ thể.
Mục tiêu của phong cách học “cung cấp cho học sinh những tri thức về tri thức học đã được hê thống
hóa, được nâng cao so với cacds lớp dưới đảm bảo cho các em có cơ sở lí thuyết
cần thiết để rèn luyện kĩ năng lĩnh hội
văn bản kĩ năng sản sinh văn bản và kĩ năng nói, viết phù hợp với điều kiện
giao tiếp” [1, tr163]. Nói cách khác, phần phong cách học nhằm giúp học
sinh thưởng thức được cái hay của một văn bản viết, nói đúng phong cách và tự
mình biết xây dựng cách nói cách viết đúng chuẩn.
Phương pháp dạy phong cách gồm:
- Phương pháp dạy lí thuyết: so sánh đối lập; thử nghiệm
phong cách học; thuyết minh phong cách học; xác định sắc thái tu từ của các phương tiện ngôn ngữ trong ngữ cảnh.
- Phương pháp dạy thực hành: Hướng dẫn thực hành; đánh giá
việc luyện tập thực hành của học sinh
2.2. Một số phân tích, đánh giá và kiến nghị
dạy chùm phong cách học theo quan điểm giao tiếp
Trước khi đến vơi những nhận xét, chúng ta nhìn tổng quát
về cách mục tiêu cần đạt và cách trình bài đề mục của sáu phong cách ngôn ngữ
trong SGK THPT (cơ bản):
Phong cách/ Cách trình bày đề
mục
|
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
|
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
|
Phong cách ngôn ngữ báo chí
|
Phong cách ngôn ngữ chính luận
|
Phong cách ngôn ngữ khoa học
|
Phong cách ngôn ngữ hành chính
|
1. Mục tiêu cần đạt:
|
- Nắm được khái niệm NNSH,
PCNNSH và các đặc trưng của nó;
- Phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo PCNNSH
|
- Nắm được khái niệm NNNT,
PCNNNT và các đặc trưng của nó;
- Phân tích và sử dụng ngôn ngữ
theo PCNNNT
|
- Hiểu được khái niệm NNBC, các thể loại chủ yếu
và các đặc điểm PCNNBC;
- Biết viết một bài đưa tin trên
báo tường, biết phân tích bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí
|
- Hiểu được khái niệm NNCL,
các loại văn bản và các đặc điểm
PCNNCL;
- Biết phân tích và viết một bài
văn nghị luận chính trị
|
- Nắm được khái niệm NNKH,
PCNNKH và các đặc trưng của nó;
- Biết phân biệt PCNNKH với các PC khác, biết
sử dụng NNKH trong trường hợp cần thiết
|
- Nắm được khái niệm NNHC,
PCNNHC và các đặc trưng cơ bản của PCNNHC;
- Có kĩ năng soạn thảo một số
văn bnar hành chính khi cần thiết
|
2. Các đề mục
|
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm NNSH
2. Các dạng biểu hiện của NNSH
Ghi nhớ
3. Luyện tập
II. Phong cách NNSH
1. Tính cụ thể
2. Tính cảm xúc
3. Tính cá thể
Ghi nhớ
III.Luyện tập
|
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ghi nhớ
II. Phong cách NNNT
1. Tính hình tượng
2. Tính truyền cảm
3. Tính cá thể hóa
Ghi nhớ
III. Luyện tập
|
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Một số thể loại văn bản báo
chí
2. Nhận xét chung và văn bản báo
chí và NNBC
Ghi nhớ
Luyện tập
II. Các phương tiện diễn đạt và
đặc trưng của NNBC
1. Các pt diễn đạt:
- Từ vựng
- Ngữ pháp
- Biện pháp tu từ
2. Các đặc trưng
- Tính thông tin thời sự
- Tính ngắn gọn
- Tính sinh động hấp dẫn
Ghi nhớ
Luyện tập
|
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu về văn bản chính
luận
2. Nhận xét chung và văn bản
chính luận và NNCL
Ghi nhớ
Luyện tập
II. Các phương tiện diễn đạt và
đặc trưng của NNCL
1. Các pt diễn đạt:
- Từ vựng
- Ngữ pháp
- Biện pháp tu từ
2. Các đặc trưng
- Tính công khai về quan điểm
chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt
và suy luận
- Tính truyền cảm, thuyết phục
Ghi nhớ
Luyện tập
|
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ
khoa học
1. Văn bản khoa học
2. Ngôn Ngữ KH
Ghi nhớ
II.Đặc trưng của phong cách NNKH
1. Tính khái quát, trừu tượng
2. Tính lí trí, logic
3. Tính khách quan, phi cá thể
Ghi nhớ
Luyện tập
|
I. Văn bản hành chính và ngôn
ngữ hành chính
1. Văn bản hành chính
2. Ngôn ngữ hành chính
Ghi nhớ
II. Đặc trưng của phong cách
NNHC
1. Tính khuôn mẫu
2. Tính minh xác
3. Tính công cụ
Ghi nhớ
Luyện tập
|
2.2.1. Nhận xét, đánh giá chung
2.2.1.1. Những ưu điểm
- Như đã đề cập trên, khi nói đến phong cách là nói đến cái
gì đó riêng biệt, cái tiêu không trùng lặp. Ở chùm bài về phong cách học được
trình bày ở THPT với các yêu cầu cần đạt của mỗi bài, ta thấy rõ một nội dung
mà tất cả các phong cách đều hướng đến là học sinh phải biết được các khái niệm và ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ,
đặc trưng và biết cách phân tích cũng như bước đầu biết sử dụng từng PCNN nhất
định. Nói cách khác là các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về từng PCNN.
- Căn cứ vào cách trình bày của SGK đơn giản, dễ tiếp thu,
giáo viên có thể linh hoạt trong cách dạy: từ việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu
các ngữ liệu, dẫn các em đến với những khái niệm về ngôn ngữ, phong cách, đặc
trưng của từng phong cách; hoặc cũng có thể từ việc diễn giảng đưa ra khái niệm
ban đầu để hướng học sinh đi đến phân tích ngữ liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề đã
đề cập.
- Mỗi bài được dạy theo từng khối lớp có sự thống nhất từ:
mục tiêu cần đạt, nội dung trình bày và phần ghi nhớ.
2.2.1.2. Những hạn chế
- Nếu căn cứ theo mục tiêu cần đạt từng PCNN một theo từng
khối lớp, ta cho rằng chúng thống nhất với nhau và mục tiêu hướng đến đều tương
tự nhau nhưng khi đối chiếu sáu bài PC với ba khối lớp khác nhau thì ta có thể
thấy một điều, yêu cầu của từng bài có sự khác biệt rõ rệt trừ hai Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt và Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì các phong cách ngôn
ngữ còn lại đều yêu cầu học sinh có viết được văn bản. Có một điều quan trọng
tôi muốn đề cập ở đây, hai phong cách không yêu cầu viết mới thật sự là phong
cách mà các em tiếp xúc hằng ngày: đó là việc giao tiếp và phân tích các tác
phẩm văn chương trong trường PT.
- Về cách trình bày,
khi đối chiếu sáu bài phong cách học ở ba khối lớp, ta thấy Cách trình bài đề
mục có một số bài chưa khoa học, cụ thể trong bài phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật (đó là phần I có I.1 mà không có I.2). Ở ba bài PCNNSH, PCNNBC, PCNNCL ở
phần I đều có Luyện tập rồi sang phần II lại tiếp tục Luyện tập. Vậy trong một
bài có đến hai phần luyện tập, điều đó dẫn đến việc bài học trình bày không
khoa học.
- Về cách đặt đề mục cũng không thống nhất, mặc dù nội dung
triển khai bên trong các đề mục ấy là giống nhau (Ở phần II của các bài PCNNSH,
PCNNNT thì tên đề mục: NNSH và NNNT với hai
bài PCNN khoa học, PCNN hành chính thì tên đề mục: Đặc trưng PCNNKH và Đặc
trưng PCNNHC nhưng nội dung trình bày bên trong đều nói về đặc trưng của từng
phong cách một.
- Mỗi phong cách điều có phương tiện diễn đạt nhưng chỉ có
hai bài PCNNBC và PCNNCL là được trình bày về các phương tiện diễn đạt.
- Ở mỗi phần ghi nhớ khi nói về phong cách ngôn ngữ thì chỉ
nói “Phong
cách ngôn ngữ…. có… đặc trưng”chứ chưa trình bày được khái niệm của
từng phong cách ngôn ngữ một.
Bên trên là những nhận xét và đánh giá chung về các bài
phong cách của SGK, phần sau tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về những điều đề cập.
2.2.2 Kiến nghị dạy chùm bài phong cách ngôn
ngữ ở THPT theo quan điểm giao tiếp
2.2.2.1 Đối với cả chùm bài
- Thứ nhất: Xác định kết quả tương đương nhau ởcho từng từng
bài ở Phần kết quả cần đạt. Không
nên đòi hỏi quá cao ở phong cách này mà sơ lược ở PHNN khác.
- Thứ hai: Chúng ta nên thống nhất cách trình bày đề mục
cho toàn chùm bài.
- Thứ ba: nên bổ sung những kiến thức cần thiết như khái
niệm về phong cách ngôn ngữ, chức năng,
đặc điểm ngôn ngữ của từng PCNN.
2.2.2.2. Bổ sung đề mục và nội dung ở từng bài
R Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Cần bổ sung: Khái
niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, chức năng, đặc điểm ngôn ngữ:
1. Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (còn gọi là
phong cahcs khẩu ngữ tự nhiên, phong cách hội thoại, phong cách khẩu ngữ là
phong cách được dùng trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao
tiếp không mang tính nghi thức” [3,tr25]
2. Chức năng
- Chức năng trao đổi tư tưởng tình cảm.
- Chức năng tạo tiếp (tạo ra ngôn ngữ trong
quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe).
3. Đặc điểm ngôn
ngữ
a. Ngữ âm
Khi nói năng, người ta không chú ý đến chuẩn mực ngữ âm mà
nói năng và cử chỉ điệu bộ rất thoải mái. Do đặc điểm này nên nó tồn tại nhiều
biến thể ngữ âm.
Ngữ điệu mang dấu ấn riêng của từng cá nhân có tính chất tự
nhiên, tự phát và bị chi phối rõ rệt bằng các nhân tố ngoài ngôn ngữ. Tâm lí
giao tiếp thay đổi theo ngoại cảnh và tình cảm của người tham gia. Trong một số
trường hợp ngữ diệu là nội dung thông báo chứ không phải lời nói.
b. Từ ngữ
“Từ mang tính cụ thể,
hình ảnh và sắc thái biểu cảm” [3,tr28]. Vì vậy dẫn đến một số hiện tượng:
- Có một lớp từ chuyên dùng ở PC này mà không dùng ở PH
khác (hết xảy, hết ý, số dách, bỏ mẹ,…),
tiếng tục, tiếng lóng,…
- Sử dụng nhiều từ láy, tượng thanh, tượng hình.
- Dùng cách nói so sánh ví von, so sánh, ẩn dụ,...
3. Cú pháp
- Câu đơn được sử dụng với tầng tỉ lệ lớn và có tần suất
cao. Đặc biệt là câu cảm thán, câu chào hỏi,…
- Câu được sử dụng trong PCNN này tồn tại hai xu hướng trái
ngược nhau.m Một mặt dùng câu tỉnh lược, có khi tỉnh lược tối đa. Mặt khác, sử
dụng câu có cú pháp xen những yếu tố dư, lủng củng.
R Phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật
1. Khái niệm
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
“Là kiểu diễn đạt
được dùng tong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn tại chọn vẹn của
ngôn ngữ toàn dân” [3,tr43].
2. Chức năng
- Thông báo.
- Tác động.
- Thẩm mĩ.
3. Đặc điểm ngôn
ngữ
a.
Ngữ âm
Âm thanh, ngữ điệu,
tiết tấu, âm điệu rất quan trọng. Tất cả tiềm năng về ngữ âm được vận dụng một
cách nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ về mặt ngữ âm của người đọc, người
nghe. Mọi biến thể ngữ âm đều được sửu dụng.
b. Từ ngữ
Từ ngữ dang dạng: từ từ phổ thông,
địa phương, biệt ngữ; đến từ đơn, từ láy, từ Hán Việt;… Nói tóm lại, ngôn ngữ ở
PCNN này mang tính tổng hợp.
c. Cú pháp
- Sử dụng hầu hết các kiểu cấu trúc câu, tuy nhiên câu dơn
vẫn chiếm tỉ lệ cao.
- Câu thường được mở rộng thành phần định ngữ, trạng ngữ và
các loại kết cấu tu từ như đảo ngữ, song
đôi cú pháp,…
RPhong cách ngôn ngữ báo chí
1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí
“Là kiểu diễn đạt
được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự”[3.tr32].
2. Chức năng
- Thông báo
- Tác động
RPhong cách ngôn ngữ chính luận
1. Khái niệm về
phong cách ngôn ngữ chính luận
“Là kiểu diễn đạt được dùng trong lĩnh vực chính trị xã
hội, người viết thường bày tỏ ý kiến, bộc lộ công khai quân điểm chính trị sự
đánh giá về vấn đề nóng hổi của đời sống xã hội”[3.tr35].
2. Chức năng
- Thông báo
- Tác động
- Chứng minh
RPhong cách ngôn ngữ khoa học
1. Khái niệm
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Kiểu diễn đạt dùng trong lĩnh vực nghiên cứu học tập và phổ
biến khoa học. Đậy là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt
chuyên môn sâu.
2. Chức năng
- Thông báo
- Chứng minh
3. Đặc điểm ngôn
ngữ
a. Ngữ âm
- Khi phát âm ở PCNN này, người ta chú ý tới chuẩn mực ngữ
âm.
- Ngữ điệu được hạn chế để tăng tính thuyết phục của sự lập
luận.
b. Từ ngữ
Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học.
c. Cú pháp
Câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu
cầu chính xác, hiểu một nghĩa.
RPhong cách ngôn ngữ hành chính
1. Khái niệm
phong cách ngôn ngữ hành chính
Là kiểu diễn đạt được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực
hành chính, thuộc hoàn cảnh mang tính chất nghi thức. Đây là giao tiếp giữa Nhà
nước với nhân dân, giữa nhân dân với các cơ quan Nàh nước, giữa cơ quan với cơ
quan, giữa nước này với nước khác.
2. Chức năng
- Thông báo
- Sai khiến
3. Đặc điểm ngôn
ngữ
a. Ngữ âm và chữ
viết
- Khi phát âm ở PCNN này phải chú ý chuẩn mực ngữ âm, phát
âm rõ ràng, chính xác. Khi tồn tại ở dạng nói thì người nói không phải trình
bài hay diễn đạt văn bản mà phải đọc lại văn bản.
- Ngữ điệu phụ thuộc vào cấu trúc của nội dung văn bản.
- Chữ viết được trình bày theo mẫu thống nhất về font và
size.
b. Từ ngữ
- Sử dụng từ ngữ
chuyên dùng (từ hành chính).
- Dùng những từ ngữ chính xác, từ mang nghĩa trung hòa hoặc
mang sắc thái trrang trọng.
c. Cú pháp
- Chủ yếu dùng câu tường thuật.
- Câu thường phức hợp, các bộ phận trong câu phức hợp này thường
được phân theo hệ thống con chữ (a, b, c,…) hoặc con số (1, 2, 3,…) bằng cách
ngắt dòng và viết hoa đầu câu.
Thực hiện được việc
này, chúng ta dễ dàng giúp HS nắm được kiến thức cơ bản của từng phong cách một
và có thể đối chiếu so sánh sự khác biệt giữa các phong cách ngôn ngữ.
2.2.3. Cách dạy
chùm bài phong cách ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp
Do đây là một chùm bài phong cách
ngôn ngữ, nên tôi chỉ trình bài cách dạy cụ thể một bài: Bài
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Sau đó, chúng ta có thể dựa vào cách trình
bày này để tiếp tiếp tục hoàn thành các bài còn lại
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Do đây là bài đầu tiên nói về phong cách ngôn ngữ ở THPT.
Giáo viên nên hình thành cho các em cách tìm hiểu bài để các bài sau các em
trên cơ sở ban đầu có thể tự tổ chức tìm nên kiến thức tương tự.
Ở phần Kết quả cần đạt: học sinh cần nắm được khái niệm
ngôn ngữ SH, PCNNSH và các đặc trưng của nó; phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo
PCNNSH.
Vậy căn cứ theo kết quả cần đạt của SGK, giáo viên cần cung
cấp cho HS các khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt;
đặc trưng của PCNNSH; qua phần ngữ liệu và luyện tập hình thành cho HS khả năng
phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
* Ở bài này có hai vấn đề trình bày chưa khoa học:
- Phần I. Ngôn ngữ sinh hoạt
Chúng ta không nên cách thành hai tiểu mục. Bởi phần I.2 có
thể nhập chung phần khái niệm để cụ thể thêm về ngôn ngữ sinh hoạt. Còn phần 3. Luyện tập nên chăng phải có bởi sang phần II bởi một số
bài phong cách ngôn ngữ tiếp theo như PCNNNT, PCNNKH, PCNNHC thì không trình
bày như thế.
Sở dĩ, tôi có nhận
xét như thế vì với cách trình bày này đã làm cho phần I của bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có phần
1 mà không có phần 2.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp, chúng ta nên để HS tự
thâm nhập vào bài học để từ đó rút ra những kiến thức và kinh nghiệm tích góp
được, hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá vấn đề tìm hiểu, đặc biệt phải tạo
kĩ năng giao tiếp cho các em. Để hình thành những kĩ năng ấy, người thấy giáo
phải tạo được những hứng thú cho HS trong quá trình tìm hiểu kiến thức. Bởi có
sự phấn khởi, tò mò, thích tìm hiểu thì các em mới hăng say thâm gia và hoạt
động học của mình. Khi tự mình tìm ra những kiến thức, khả năng tự tin trình bày trước tập thể và tự rút kinh
nghiệm, các em mới thấy được tác dụng của việc học theo quan điểm giao tiếp.
Do đây là bài học về phong cách ngôn ngữ đầu tiên, để HS có
thể tiếp thu tốt kiến thức ở bài này, ta có thể dạy theo cách hình thành cho
các em khái niệm ban đầu rồi thông qua ngữ liệu SGK để giúp các em hiểu thấu đó
về vấn đề được đề cập, hoặc cũng có thể từ ngữ liệu SGK HS đúc kết kết luận.
Nhìn chung, SGK trình bày khá đầy đủ kiến thức về PCNNSH. Tuy nhiên, khi nói
đến phong cách ngôn ngữ nói chung và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nói riêng
thì ngoài định nghĩa ngôn ngữ và các đặc trưng, thì mỗi PCNN đều có chức năng
và đặc điểm ngôn ngữ riêng biệt, nên để HS có thể hiểu thấu đáo về PC này chúng
ta nên trình bày thêm cho các em về định nghĩa cụ thể hơn về PCNNSH, chức năng và đặc điểm ngôn ngữ của PCNNSH.
Cụ thể, chúng ta có thể triển khai bài theo trình tự như
sau
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
Ở phần này, HS cần nắm được khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt
và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt nên giáo viên có thể cho HS hoạt
động cá nhân:
Yêu cầu HS đọc ngữ liệu (I.1), GV khẳng định đây là ngôn là
ngôn ngữ sinh hoạt. Từ đó hỏi HS: Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?
Từ việc tìm hiểu ngữ liệu kết hợp với kiến thức ở bài Hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ, HS có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi (bằng ý
đầu tiên của phần ghi nhớ SGK/tr114).
Tiếp đến bằng diễn giảng, GV cho hỏi HS: Ngôn ngữ sinh hoạt
được biểu hiện ở dạng nào? (HS dựa vào
sách giáo khoa trả lời câu hỏi).
Bằng diễn giảng và ví dụ về hai dạng biểu hiện của NNSH, GV
giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề và đi đến kết luận ở phần ghi nhớ SGK.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Ở phần này HS phải
nắm được thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, chức năng và các đặc trưng
của nó. Do khái niệm PCNNSH và chức năng PCNNSH chưa được trình bày ở SGK, nên
trức hết, GV có thể đưa ra khái niệm PCNNSH và chức năng PCNNSH:
1. Khái niệm PCNNSH
Giáo viên có thể cho HS tìm hiểu ngữ liệu của phần I để đưa
ra khái niệm
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (còn gọi là
phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách hội thoại, phong cách khẩu ngữ) là
phong cách được dùng trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao
tiếp không mang tính nghi thức” [3,tr25].
2. Chức năng
Chức năng trao đổi tư tưởng tình cảm và chức năng tạo tiếp
(tạo ra ngôn ngữ trong quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe).
3. Đặc trưng
Ở phần này, các đặc trưng đã được trình bày rõ ở SGK, GV
đặt câu hỏi: có những đặ trưng nào? Qua ví dụ SGK, em hãy cụ thể hóa từng đặc
trưng? (Học sinh thảo luận nhóm, nhóm có thể từ 6-8 HS, thảo luận 5-7 phút)
Sau đó, đại diện nhóm, các em lên bảng trình bày lại những
gì nhóm thảo luận được, các thành viên trong nhóm có thể bổ sung. Sau đó, GV
yêu cầu nhận xét của các nhóm khác, cuối cùng GV chốt ý vấn đề và cho điểm nhóm
có ý tốt nhất và cho các em ghi ba đặc trưng:
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể.
III. Đặc điểm ngôn ngữ
Ta có thể dẫn ngữ liệu sau để yêu cầu HS tìm hiểu đặc điểm
về ngôn ngữ (ngữ âm, từ ngữ, câu của PCNNSH)
“ Cô Mĩ Qua thân mến!
Hổm gầy cô về chển, cô có mạnh phẻ hông? Cỡ này, dứ tui
nước lên quá xá. Tối ngày ngồi trên nhà, ngó ga bốn phía thấy tàn là nước, buồn
chí xứ! Lâu lâu, tuội con ních lối xóm hồi đó học dí cô, tụ tập lại nhà tui
chơi dí con Lài, tuội nó nhắc cô quài. Tuội nó hô: phải chi cô dìa dứ này chơi,
tuội nó dại cô bơi xuồng ga tuốt ngoài đồng lớn, đi cắt bọn xún, bẻ bông diên
điển chắc là cô phái lắm. Còn con Lài nó nói cô dìa là tụi nó xúm lợi đổ bánh
sèo nhưn tép dí bông điên điển cho cô ăn đã luôn.
Cô chở về thành phố lâu quá gồi, sao hổng dìa đậy chơi
chong mùa nước cho biết dứ người ta? Chắc tại tuộii con nít chọ cô quài, nói cô
Mĩ Qua là Ma Quỉ nên cô mắc cỡ, cô hổng dìa nữa. Ừ, mà tới chừng nào cô ra
chường làm cô daos? Tôi rất mong cô dìa đậy dạy con Lài hộc nửa, nó mến cô lắm.
Tôi đương thắc cho cô một cái dõng đặng cô nằm nghỉ mệt, làm “món quà” phương
xa, mà tui dấu dữ lắm, hổng ai biết tui thắc cho ai đâu. Thôi, tôi hết biết
viết dống dì nửa. Tạm biệt cô giáo Mĩ Qua nghen! Cô nhớ về thăm sốm này nghen!
Anh Ba của con Lài”.
Để dẫn các âm đến những đặc điểm sau:
Do được biểu hiện chủ yếu ở dạng nói nên PCNNSH có những
đặc điểm
1. Ngữ âm
- Khi nói năng, người ta không chú ý đến chuẩn mực ngữ âm
mà nói năng và cử chỉ điệu bộ rất thoải mái. Do đặc điểm này nên nó tồn tại
nhiều biến thể ngữ âm.
- Ngữ điệu mang dấu ấn riêng của từng ca nhân và bị chi
phối rõ rết bằng các nhân tố ngoài ngôn ngữ. tâm lí giao tiếp thay đổi theo
ngoại cảnh và tình cảm của người tham gia. Trong một số trường hợp ngữ diệu là
nội dung thông báo chứ không phải lời nói.
2. Từ ngữ
“Từ mang tính cụ thể,
hình ảnh và sắc thái biểu cảm”[3,tr28]. Vì vậy dẫn đến một số hiện tượng:
- Có một lớp từ chuyên dùng ở PC này mà không dùng ở PC
khác (hết xảy, hết ý, số dách, bỏ mẹ,…),
tiếng tục, tiếng lóng,…
- Sử dụng nhiều từ láy, tượng thanh, tượng hình.
- Dùng cách nói so sánh ví von, so sánh, ẩn dụ,...
3. Cú pháp
- Câu đơn được sử dụng với tầng số lớn, đặc biệt là câu cảm
thán, câu chào hỏi,…
- Câu có lúc tỉnh lược, tỉnh lược tối đa, có lúc lại dùng
cú pháp xen những yếu tố dư, lủng củng.
III. Luyện tập
Chúng ta quan niệm, dạy theo quan điểm giao tiếp là phải để
người học tự thâm nhập để lĩnh hội kiến thức thông qua các tình huống có vấn đề
do người dạy tạo nên, cũng có thể do sự tò mò, ham học hỏi. Hay nói cách khác, là
cho học sinh tham gia vào hoạt động nói năng trong giao tiếp để rèn luyện cho
các em khả năng nói, diễn đạt. Vì vậy phần luyện tập ngoài củng cố những kiến
thức lí thuyết đã học thì còn tạo cho các em khả năng phân tích, đánh giá những
gì mình đã học, nên phần này cần được dành nhiều thời gian để HS giải quyết các
bài tập.
Do yêu cầu để phần I.3 sang tìm hiểu chung với phần luyện
tập nên tôi sẽ phân tích chung với phần này.
1. Bài tập 3 (SGK/tr144)
Bài tập này tương đối dễ nên GV có thể yêu cầu một HS đọc
ngữ liệu và câu hỏi, sau đó yêu cầu cá nhân học sinh trả lời.
Câu a:
Chúng ta thấy rõ một điều, bài tập này nhằm củng cố cho các
em biết được ngôn ngữ sinh hoạt tuy gắn với giao tiếp không mang tính lễ nghi.Thông
qua các từ ngữ trong hai câu ca dao: lời
nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau hay chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời,…
Các êm sẽ thấy ngôn ngữ có sẵn trong xã hội nhưng khi nói năng phải biết lựa
chon từ ngữ để tránh gây phản cảm cũng như để đạt hiệu quả trong giao tiếp
Câu b:
Qua việc hiểu và
phân tích được ngôn ngữ sinh hoạt ở bài tập này là Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu
hiện dưới dạng viết, mang đậm sắc thái của người Nam
bộ: phương ngữ Nam
bộ: phú quới; địa danh: Rạch Giá, Cà Mau, Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu.
Từ bài tập này, các em có thể củng cố kiến thức về tính cá thể và ngôn ngữ của
vùng niềm.
Đối với các bài tập 1,2,3 trang 127, chủ yếu yêu cầu HS tìm
hiểu về việc sử dụng từ ngữ trong ngữ liệu. Tránh tình trạng lặp đi lặp lại các
yêu cầu của bài tập, GV cho học sinh phân thành 4 hoặc 6 nhóm, mỗi nhóm đều tìm
hiểu cả ba bài tập trong 10 – 15 phút (tùy theo thời gian còn lại của tiết học).
Sau khi hết thời gian quy đinh, GV yêu cầu nhóm trình bày lại kết quả thảo luận
của nhóm (lưu ý: mỗi nhóm chỉ trình bày
một bài tập theo thứ tự GV yêu cầu), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài tập 1 (SGK/tr127)
Ở bài tập này, qua đoạn trích nhật kí của Đặng Thùy Trân HS
có thể củng cố kiến thức về các dạng biểu hiện của PCNNSH (nhật kí cũng thuộc
PCNNSH biểu hiện ở dạng viết – tự thoại. Các em còn rút ra việc viết nhật kí sẽ
giúp các em có khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ tốt hơn.
3. Bài tập 2 (SGK/tr127)
Ở bài tập này, củng cố kiến thức cho HS về đặc điểm ngôn
ngữ của PCNNSH (cách dùng từ ngữ: Mình
–ta, hàm răng, lòa xòa, đập,…)
4. Bài tập 3 (SGK/tr127)
Ở bài tập này, củng cố kiến thức cho HS các biểu hiện của
PCNNSH. Đó là ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện trong các tác phẩm văn học.
Những cử chỉ và hành động của nhân vật
không thể bộc lộ nên cần phải có lời dẫn và ngôn ngữ được chọn lọc tinh tế hơn
sơ với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người lao động.
Sau khi củng cố kiến thức và kết thúc bài, giáo viên cho HS
về nhà bằng bài tập:
?Em hãy viết một đoạn
văn mô phỏng lại một cuộc thoại trong giao tiếp sử dụng ngôn ngữ của PCNNSH
hoặc tự tạo tình huống hội thoại với nhau sử dụng ngôn ngữ của PCNNSH? Sau đó
phân tích đặc trưng và đặc điểm từ ngữ của đoạn thoại ấy?
GV kiểm tra bài tập về nhà này bằng cách gọi HS trả bài
bằng cách kết hợp lí thuyết với việc yêu
cầu các em trình bày bài tập này trước lớp. Điều này, hình thành cho các em kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ của PCNNSH và trong giao tiếp hằng ngày – đáp ứng yêu cầu
cuối cùng của phần kết quả cần đạt.
Do yêu cầu thống nhất về hình thức trình bày, nên chúng ta
có thể căn cứ vào cách trình bày trên để dạy bài Phong
cách ngôn nghệ thuật bằng cách cho các em thảo luận nhóm (GV có thể yêu cầu
HS chia làm 3-4 tùy theo số lượng HS của lớp, nhóm thảo luận trong thời gian 20
– 25 phút, ). GV hướng dẫn HS dựa vào các đề mục của bài trước và ngữ liệu SGK
(hoặc ngữ liệu do GV bổ sung) để tìm hiểu và rút ra nội dung cần thiết cho bài
học. Sau đó, các em sẽ thuyết trình phần vừa thảo luận được để giáo các nhóm
khác và giáo viên nhận xét bổ sung (giáo viên có thể căn cứ phần trình bày
thuyết phục nhất để cộng hoặc cho điểm cả nhóm). Tốt nhất, chúng ta nên cho các
em lập bảng so sánh đối chiếu để các em thấy được sự tương quan cũng như khác
biệt giữa hai phong cách từ đó các em sẽ nhớ lâu hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý, sáu bài phong cách ngôn ngữ
được phân dạy ở ba khối lớp 10, 11, 12. Do có khoảng cách về thời gian, các em
sẽ dễ quên kiến thức cũ, nên giáo viên cần củng cố kiến thức trước cần thiết
khi tiến hành dạy bài mới bằng cách đưa ra tình huống hoặc ngữ liệu để các em
nhận diện và phân tích những kiến thức cũ để sẵn sàng tam lí bước vào bài mới.
Khi chuyển sang khối lớp mới, GV có thể làm mẫu lại như bài
PCNNHS để bài tiếp theo, các em có thể đối chiếu mà thảo luận để học tốt bài
mới. Hoặc GV cũng có thể yêu cầu HS trên
nền tảng kiến thức cũ để tìm hiểu kiến thức mới. Để đảm bảo HS có thể làm được
theo yêu cầu của mình thì giáo viên cần tìm hiểu năng lực và khả năng của HS
mình mà điều chỉnh cách dạy phù hợp.
C. KẾT LUẬN
Hiện nay, chương trình SGK, trên cơ sở giảm tải nhưng yêu
cầu ở HS còn quá nặng, song song đó, do yêu cầu về nghề nghiệp trước mắt, HS
thường chú trọng những môn tự nhiên, các môn xã hội bị các em xao lãng, nên mỗi
thầy cô giáo đều tìm cho mình cách gây hứng thú cho học sinh trong quá trình
truyền đạt kiến thức. Hiện nay, GV tùy theo khả năng, lực lực đứng lớp của mình
mà cá những cách dạy học khác nhau. Những mục đích cuối cùng là cũng nhằm để
các em có thể tiếp nhận kiến thức của bài học một cách chuẩn nhất. Trên đây là
những trình bày về giao tiếp, quan điểm dạy tiếng Việt theo quan điểm giao
tiếp, cũng như những nhận xét, đánh giá và cách dạy chùm bài phong cách ngôn
ngữ. Mong rằng với việc dạy chùm bài phong cách theo quan điểm giao tiếp có thể
đem đến cho HS những kiến thức cơ bản nhất về
phong cách ngôn ngữ, giao tiếp, kĩ năng sử dụng cách ngôn ngữ của các
phong cách trong quá trình giao tiếp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp hằng
ngày.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy tiếng Việt – Lê A chủ biên
– NXB Giáo dục.
2. Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt –
Bùi Minh Toán - NXB Giáo dục 1999
3. Giáo trình Phong cách ngôn ngữ học –
Nguyễn Văn Nở - Đại học Cần Thơ 2004
4. Giáo trình giáo dục học – Lê Phước Lộc –
Đại học Cần thơ
5. Sách giáo khoa các khối 10, 11, 12 (Cơ
bản) – NXB Giáo dục
6. Sách giáo viên các khối 10, 11, 12 (Cơ
bản) – NXB Giáo dục
7. Sách thiết kế bài giảng các khối 10, 11,
12 (Cơ bản) – NXB Hà Nội.
8. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ
năng môn Ngữ văn THPT – NXB Giáo dục
9. Tài liệu từ Internet.
A.
LỜI NÓI ĐẦU
Từ
lâu, theo truyền thống, việc dạy và học nói chung và dạy tiếng Việt nói riêng được
hiểu là quá trình người thầy truyền đạt kiến thức còn học sinh là người lãnh
hội những kiến thức ấy. Bên cạnh những ưu điểm thì cách dạy và học ấy sẽ làm cho người học thụ động trong việc
lãnh hội kiến thức.
Hiện nạy với quan điểm giáo dục là “lấy HS làm trung tâm” thì việc dạy và học có sự thay đổi. Ở quan
điểm này, người thầy không mất đi vị trí của mình mà chuyển sang một vị trí mới
– vị trí hướng dẫn, nếu trước kia người thầy là người truyền thụ tất tả thì ở
đây người thầy như người “cầm lái” để
hướng “con thuyền” HS của mình đến “bờ bến kiến thức”, còn học sinh ở đây sẽ
là người khám phá, tìm ra kiến thức mới với sự hướng dẫn của GV.
Dạy tiếng không chỉ là dạy cho HS những quy tắc, cấu trúc,…
của tiếng Việt mà còn phải dạy các em sử dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp.
Đáp ứng yêu cầu đó là quan điểm dạy học bằng quan điểm giao tiếp. Bằng việc cho
người học tự tìm đến kiến thức qua việc tìm tòi, thảo luận, trình bày ý kiến
của mình trước tập thể sẽ hình thành cho các em kĩ năng nghe, nói đọc, viết và
năng lực giao tiếp.
Bằng những kiến thức cơ bản về lí thuyết giao tiếp, quân
điểm dạy học tiếng việt bằng quan điểm
giao tiếp. Đặc biệt là những nhận xét đánh giá và chùm bài phong cách ngôn ngữ
trình bày ở SGK và những kiến nghị và cách dạy chùm bài phong cách, tôi mong có
thể giúp GV và HS có thể dễ dàng tiến hành việc truyền đạt và lĩnh hội kiến
thức về chùm bài phong cách cũng như việc hình thành ở HS việc chủ động tìm
hiểu kiến thức thông qua thảo luận, thuyết trình để từ đó các em có thể mạnh dạng
đưa ra ý kiến trong học tập. Bài viết này, do người viết vận dụng những hiểu
biết của môn học cũng như những kinh nghiệm giảng dạy của nản thân, trong thời
gian ngắn khó có thể tìm hiểu thấu đáo cặn kẻ từng vấn đề, mong có sự góp ý của
thầy cùng các bạn để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VÀI NÉT
VỀ LÍ THUYẾT GIAO TIẾP
VÀ QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG
VIỆT
1.1. Lí
thuyết giao tiếp
1.1.1. Giao tiếp là gì?
Như chúng ta đã biết, “giao
tiếp là sự tiếp xúc, giao lưu giữa người và người trong xã hội, qua đó con
người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái
độ đối với nhau và đối với điều được truyền đạt”[2,tr7]. Phương tiện chủ
yếu của hoạt động giao tiếp đó là ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết).
1.1.2. Hai quá trình của giao tiếp
Giao tiếp diễn ra bởi hai quá trình:
- Quá trình tạo lập văn bản nơi người nói (còn gọi là quá
trình phát tin hay kí mã).
-
Quá trình lĩnh hội văn bản nơi người nghe (còn gọi là quá trình giải mã).
1.1.3. Các nhân tố giao tiếp
Hoạt động giao tiếp nhất định xảy ra đòi hỏi phải có những
nhân tố giao tiếp:
- Nhân vật giao
tiếp: người tham gia vào quá trình giao
tiếp, họ có mặt và luân phiên nhau trong vai trò người nói và người nghe. Đặc điểm
và cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ văn hóa,… luôn chi phối đến ngôn
ngữ trong hoạt động giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao
tiếp: là môi trường diễn ra hoạt động giao
tiếp. Nó có thể là hoàn cảnh không gian thời gian diễn ra hoạt động giao tiếp,
nó có thể là hoàn cảnh văn hóa lịch sử mà các nhân vật giao tiếp tồn tại và
diễn ra hoạt động giao tiếp.
- Nội dung giao
tiếp: điều được đề cập đến trong giao
tiếp. Nó bao gồm phạm vi khái quát, bao trùm và những nội quy cụ thể.
- Mục đích giao
tiếp: là đích đến của hoạt động giao tiếp.
Không có cuộc giao tiếp nào là không có mục đích, hay nói cách khác dù muốn hay
không thì mỗi cuộc giao tiếp đều có mục đích nhất định.
Từ những nhân tố trên, ta có thể thấy rằng bốn nhân tố trên
thỏa mãn điều kiện trả lời các câu hỏi: Nhân vật giao tiếp trả lời câu hỏi: ai nói (viết)? nói (viết) với ai? Hoàn
cảnh giao tiếp trả lời câu hỏi: nói
(viết) trong hoàn cảnh nào? Nội dung giao tiếp trả lời câu hỏi: nói (viết) cái gì hoặc nói viết về cái gì?
Mục đích giao tiếp trả lời câu hỏi: nói
(viết) để làm gì? Hoặc nhằm mục đích gì?
1.2. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng
Việt
1.2.1. Quan điểm giao tiếp trong dạy học
tiếng Việt là gì?
a. Dạy và học tiếng Việt là dạy gì, học gì?
Đối tượng của tiếng Việt là việc dạy và hoc; hoạt động của
thầy; hoạt động của học sinh. Vậy dạy và học tiếng Việt là dạy cái gì và học
cái gì?
“Dạy tiếng Việt là
quá trình cung cấp cho học sinh tri thức về ngôn ngữ, hệ thống tiếng Việt, các
quy tắc sử dụng tiếng Việt các dạng lời nói và kĩ năng sử dụng tiếng Việt vào
hoạt động giao tiếp” [1, tr35].
Dạy và học như thế nào? Đó chính là phương thức hoạt động
của thầy cô giáo và học sinh. Nó bao gồm việc soạn thảo các phương pháp, thủ
pháp, hình thức và phương tiện dạy và học tiếng Việt.
Tại sao lại dạy và học như thế? Điều này phải căn cứ vào sự
nghiên cứu và am hiểu tiếng Việt một cách sâu sắc của các nhà nghiên cứu và sự
cần thiết của tiếng Việt cũng như khả
năng am hiểu tiếng Việt của học sinh.
b. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng
Việt là gì?
Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là dạy học
trong hoạt động giao tiếp, bằng giao tiếp nhằm hình thành và củng cố và nâng
cao năng lực giao tiếp cho người học. Cụ thể, ở học sinh phổ thông dạy theo
quan điểm giao tiếp là dạy cho các em kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ngoài ra còn hình thành khả năng ứng xử trong
giao tiếp. Bởi tiếng Việt ngoài nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức
ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt những quy tắc hoạt đông và những sản phẩm của
nó trong hoạt động giao tiếp thì mặc khác tiếng Việt là công cụ giao tiếp và tư
duy nên nó còn chức năng trang bị cho học sinh công cụ giao tiếp.
Khi nói đến giao tiếp là nói đến hệ thống từ ngữ. Mà từ vốn
là đơn vị sẵn có trong hệ thống ngôn ngữ, mỗi con người từ khi sinh ra và lớn
lên đã tích lũy cho mình vốn từ của xã hội để làm vật liệu cho mình trong hoạt
động nhận thức và giao tiếp.
1.2.2. Cơ sở của quan điểm giao tiếp
trong dạy học tiếng Việt
Xuất phát từ yêu cầu của xã hội. Chúng ta đều biết, khi
sinh ra và lớn lên con người không thể sống riêng lẽ tách biệt mà tồn tại trong
mối quan hệ công đồng, và để tồn tại họ phải lao động, chính mối quan hệ này
những nhu cầu hằng ngày lao động làm nảy sinh nhu cầu của con người đó là qua
trình giao tiếp. Để giao tiếp được đòi hỏi con người phải có phương tiện giao
tiếp và đó chính là ngôn ngữ. Chính vì thế mà Mác đã khẳng định “ngôn ngữ chỉ ra đời trong giao tiếp”.
Đầu tiên khi chưa có chữ viết, con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói,
tuy nhiên ngôn ngữ nói bị hạn chế là bị giới hạn bởi khoảng cách không gian nên
dần dần bằng hệ thống kí hiệu, ám hiệu thì chữ viết ra đời, dù chữ viết có thô
sơ nhưng vẫn phần nào đáp ứng được nhu cầu của con người. Từ đó, ngôn ngữ chính
là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người (dạng nói hoặc viết) nguồn gốc,
quá trình hình thành ngôn ngữ của loài người nói chung và hình thành ngôn ngữ
của từng cá nhân nói riêng.
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Ngôn ngữ sẽ được hiện
thực hóa trong quá trình giao tiếp, hơn nữa từ có thể biến đổi và chuyển hóa về
chức năng và thực hiện các chức năng mới không phải chức năng vốn có của nó
trong hệ thống ngôn ngữ.
Ngôn ngữ tồn tại độc lập, không duy truyền vì thế giao tiếp
là điều kiện tiên quyết để hình thành ngôn ngữ ở mỗi cá nhân.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng xuất phát từ
chức năng xã hội của ngôn ngữ, chức năng làm công cụ tư duy và đặc biệt là chức
năng là phương tiện để giao tiếp có thể khẳng định chỉ trong giao tiếp thì ngôn
ngữ của con người mới có thể hình thành, sinh động, đa dạng và phong phú hơn so
với trạng thái ban đầu của nó. Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ tích
lũy cho mình vốn ngôn từ riêng và để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp đòi
hỏi con người phải nắm vững các quy tắc vận hành của ngôn ngữ, do ngôn ngữ
không duy truyền mà chỉ hình thành trong giao tiếp. Nên đó là cơ sở hình thành việc
dạy và học tiếng Việt.
1.2.3. Nội dung
Tiếng Việt bao gồm
hai bộ phận. Thứ nhất là bộ phận tri thức về ngôn ngữ học về ngôn ngữ nói chung
và tiếng Việt nói riêng. Ở học sinh phổ thông chúng ta không đào tạo những nhà
ngôn ngữ học nên chỉ cần cung cấp cho các em một số khái niệm và những hiểu
biết cơ sở về môn học. Bộ phận thứ hai tiếng Việt được coi như đối tượng cần
giảng dạy, nó được hiểu như một hệ thống công cụ hợp thành gồm ngữ âm từ vựng và
ngữ pháp, thứ hai nó được coi như một hoạt động, những quy tắc sử dụng điều
khiển công cụ đó trong đời sống hằng ngày, cá nhân cũng như xã hội, thứ ba nó
được coi là sản phẩm trong hoạt động giao tiếp gồm văn bản, lời thoại nói và
viết.
Mặt khác tiếng Việt còn là bộ môn công cụ cho mội bộ môn
nên dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh sử dụng tốt tiếng Việt với tư cách là
công cụ tư duy, nhận thức và giao tiếp
xã hội, nói cách khác là dạy cho học sinh năng lực hoạt động lời nói bằng tiếng
Việt. Trên cơ sở này, chúng ta thấy rõ một điều là trong quá trình dạy và học
thì giáo viên và học sinh là các nhân vật giao tiếp, có đích đến nhất định, đó
là kiến thức hình thành và nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh cũng như
giáo viên. Chính vì thế, theo quan điểm giao tiếp, chúng ta cần lựa chọn:
T Nội dung tri thức khi truyền đạt cho học sinh:
- Những hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Những
quy tắc sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp:
+ Những quy tắc dùng
từ
+ Những quy tắc dùng
câu
+ Những quy tắc dùng
đoạn,…
- Hình thành và củng cố kĩ năng sử dụng
tiếng Việt.
T Kĩ năng giao tiếp:
- Quan điểm về kĩ năng.
- Cơ sở tâm lí của việc hành thành kĩ năng.
- Bài tập – phương tiện hình thành kĩ năng.
Tóm lại nội dung dạy và học tiếng Việt bao gồm lí thuyết và
thực hành về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Trong đó, nổi bật hơn
cả với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy, nội dung quan trọng của tiếng
Việt là rèn luyện kĩ năng hoạt động giao tiếp.
Mục tiêu chính của việc vận dung quân điểm giao tiếp vào việc dạy
tiếng Việt là căn cứ vào trình độ của học sinh, đảm bảo tính khoa học và hệ
thống, chuẩn tiếng Việt, các quy luật vận dụng tiếng Việt vào giao tiếp, hình
thành hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc,
viết làm cho học sinh yêu mến, phát huy và giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt “một của cải vô cùng phong phú, lâu
đời của dân tộc ta”[1, tr36].
1.2.4. Phương pháp dạy tiếng Việt theo quan
điểm giao tiếp
Xưa nay chúng ta hay nói, khi dạy học đồi hỏi phải có các
phương pháp dạy học phù hợp. Vậy phương pháp dạy học là gì? Có nhiều định nghĩa
khác nhau về khái niệm này, tuy nhiên khái niệm được mọi người tán thành nhiều
nhất cho rằng “phương pháp dạy học là
cách thức làm việc giữa thầy giáo và học
sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được
kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo hình thành thế giới quan và phát triển năng lực”
[1, tr61]. Các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng như:
Phương pháp thông báo – giải thích: người thầy dùng lời nói
của mình để giải thích minh họa những tri thức mới còn học sinh chú ý lắng
nghe, suy nghĩ và tiếp nhận những tri thức đó. Đây là phương thức truyền thống,
chúng ta không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nó dễ biến học sinh trở
thành người thụ động khi tiếp nhận kiến thức từ thầy.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ: từ việc quan sát phân tích
các hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định và tìm ra những kí hiệu đặc
trưng của hiện tượng ấy. Nó bao gồm: Phân tích – phát hiện, phân tích – chứng
minh, phân tích phán đoán, phân tích tổng hợp.
Phương pháp rèn luyên theo mẫu: là phương pháp mà thầy giáo
chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn học sinh phân tích
và nắm vững cơ chế của chúng và bước trước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói
của mình.
Phương pháp giao tiếp: hướng dẫn học sinh vận dụng lí
thuyết được học vào thực hiện nhiệm vụ của quá trình giao tiếp có chú ý đến đặc
điểm và các nhân tố tham gia và hoạt động giao tiếp. Phương pháp này được thực
hiện theo các bước sau: giáo viên tạo tình huống có vấn đềà kích thích sự tìm tòi, suy
nghĩ ở học sinh học sinh sẽ định hướng
để giải quyết vấn đề trên cơ sở tìm hiểu về vấn đề à học sinh tìm tòi, giải quyết vấn đề và trình bày trước tập
thể à giáo viên nhân xét và học sinh cùng rút kinh nghiệm. Trên tinh
thần này, phương pháp giao tiếp trở thành phương pháp chủ yếu trong việc dạy
học đặc biệt là dạy tiếng Việt vì nó góp phần quan trọng vào việc phát triển
lời nói cho học sinh. Ngôn ngữ khi tách khỏi hoạt động giao tiếp tìh nó không
còn sức sống, trở thành một hệ thống khô cứng, hay nói cách khác,ngôn ngữ phải
được thể hiện trong nhiều hoạt động giao tiếp khác nhau trên cơ sở của sự sinh
động của lời nói. Học sinh chỉ thật sự lĩnh hội được lời nói của người khác và
tự tự lời nói đúng, hay, phù hợp với ngữ cảnh khi các em trực tiếp tham gia vào
hoạt động giao tiếp.
Theo quan điểm giao tiếp, phương pháp tốt nhất để dạy tiếng
Việt bằng quan điểm giao tiếp là phải hướng học sinh vào hoạt động nói năng. Vì
thế chúng ta đã khẳng định hoạt động giao tiếp vừa là phương tiện vừa là mục
đích của việc dạy học tiếng Việt. Học tiếng Việt chúng ta không chỉ biết về nó
mà phải sử dụng thành thạo nó biến nó thành vũ khí vào tư di và giao tiếp. Muốn
như thế thầy giáo cần có cách hướng học sinh vào hoạt động nói năng bằng các
hoạt động ngoại khóa, các cuộc tranh luận, kích thích nhu cầu và động cơ giao
tiếp cho các em.
Muốn thực hiện được điều này, giáo viên phải nắm được tâm
lí lứa tuổi, khả năng tiếp nhân kiến thức, tính hệ thống logic của kiến thức
cung cấp cho các em.
CHƯƠNG 2
PHONG CÁCH HỌC VÀ
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KIẾN NGHỊ
VỀ CÁCH DẠY CHÙM BÀI PHONG CÁCH HỌC Ở PHỔ
THÔNG
2.1 Phong cách ngôn ngữ và mục tiêu của việc
dạy các phong cách ngôn ngữ
Dạy tiếng Việt không dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho
học sinh về từ, câu mà phải giúp các em biết cách tổ chức giao tiếp, tổ chức
văn bản. Khi nói tới văn bản thì không thể không nói tới phông cách. Văn bản
bao giờ cũng gắn với một phong cách nhất định.
Khi nói tới Phong cách là nói đến một cái gì đó riêng biệt,
độc đáo, được. Còn nói về phong cách học là nói tới một bộ môn khoa học nghiên
cứu những nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để truyền đạt
một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định
nhằm đạt dược hiệu quả thực tiễn cụ thể
trong những điều kiện giao tiếp cụ thể.
Mục tiêu của phong cách học “cung cấp cho học sinh những tri thức về tri thức học đã được hê thống
hóa, được nâng cao so với cacds lớp dưới đảm bảo cho các em có cơ sở lí thuyết
cần thiết để rèn luyện kĩ năng lĩnh hội
văn bản kĩ năng sản sinh văn bản và kĩ năng nói, viết phù hợp với điều kiện
giao tiếp” [1, tr163]. Nói cách khác, phần phong cách học nhằm giúp học
sinh thưởng thức được cái hay của một văn bản viết, nói đúng phong cách và tự
mình biết xây dựng cách nói cách viết đúng chuẩn.
Phương pháp dạy phong cách gồm:
- Phương pháp dạy lí thuyết: so sánh đối lập; thử nghiệm
phong cách học; thuyết minh phong cách học; xác định sắc thái tu từ của các phương tiện ngôn ngữ trong ngữ cảnh.
- Phương pháp dạy thực hành: Hướng dẫn thực hành; đánh giá
việc luyện tập thực hành của học sinh
2.2. Một số phân tích, đánh giá và kiến nghị
dạy chùm phong cách học theo quan điểm giao tiếp
Trước khi đến vơi những nhận xét, chúng ta nhìn tổng quát
về cách mục tiêu cần đạt và cách trình bài đề mục của sáu phong cách ngôn ngữ
trong SGK THPT (cơ bản):
Phong cách/ Cách trình bày đề
mục
|
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
|
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
|
Phong cách ngôn ngữ báo chí
|
Phong cách ngôn ngữ chính luận
|
Phong cách ngôn ngữ khoa học
|
Phong cách ngôn ngữ hành chính
|
1. Mục tiêu cần đạt:
|
- Nắm được khái niệm NNSH,
PCNNSH và các đặc trưng của nó;
- Phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo PCNNSH
|
- Nắm được khái niệm NNNT,
PCNNNT và các đặc trưng của nó;
- Phân tích và sử dụng ngôn ngữ
theo PCNNNT
|
- Hiểu được khái niệm NNBC, các thể loại chủ yếu
và các đặc điểm PCNNBC;
- Biết viết một bài đưa tin trên
báo tường, biết phân tích bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí
|
- Hiểu được khái niệm NNCL,
các loại văn bản và các đặc điểm
PCNNCL;
- Biết phân tích và viết một bài
văn nghị luận chính trị
|
- Nắm được khái niệm NNKH,
PCNNKH và các đặc trưng của nó;
- Biết phân biệt PCNNKH với các PC khác, biết
sử dụng NNKH trong trường hợp cần thiết
|
- Nắm được khái niệm NNHC,
PCNNHC và các đặc trưng cơ bản của PCNNHC;
- Có kĩ năng soạn thảo một số
văn bnar hành chính khi cần thiết
|
2. Các đề mục
|
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm NNSH
2. Các dạng biểu hiện của NNSH
Ghi nhớ
3. Luyện tập
II. Phong cách NNSH
1. Tính cụ thể
2. Tính cảm xúc
3. Tính cá thể
Ghi nhớ
III.Luyện tập
|
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ghi nhớ
II. Phong cách NNNT
1. Tính hình tượng
2. Tính truyền cảm
3. Tính cá thể hóa
Ghi nhớ
III. Luyện tập
|
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Một số thể loại văn bản báo
chí
2. Nhận xét chung và văn bản báo
chí và NNBC
Ghi nhớ
Luyện tập
II. Các phương tiện diễn đạt và
đặc trưng của NNBC
1. Các pt diễn đạt:
- Từ vựng
- Ngữ pháp
- Biện pháp tu từ
2. Các đặc trưng
- Tính thông tin thời sự
- Tính ngắn gọn
- Tính sinh động hấp dẫn
Ghi nhớ
Luyện tập
|
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu về văn bản chính
luận
2. Nhận xét chung và văn bản
chính luận và NNCL
Ghi nhớ
Luyện tập
II. Các phương tiện diễn đạt và
đặc trưng của NNCL
1. Các pt diễn đạt:
- Từ vựng
- Ngữ pháp
- Biện pháp tu từ
2. Các đặc trưng
- Tính công khai về quan điểm
chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt
và suy luận
- Tính truyền cảm, thuyết phục
Ghi nhớ
Luyện tập
|
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ
khoa học
1. Văn bản khoa học
2. Ngôn Ngữ KH
Ghi nhớ
II.Đặc trưng của phong cách NNKH
1. Tính khái quát, trừu tượng
2. Tính lí trí, logic
3. Tính khách quan, phi cá thể
Ghi nhớ
Luyện tập
|
I. Văn bản hành chính và ngôn
ngữ hành chính
1. Văn bản hành chính
2. Ngôn ngữ hành chính
Ghi nhớ
II. Đặc trưng của phong cách
NNHC
1. Tính khuôn mẫu
2. Tính minh xác
3. Tính công cụ
Ghi nhớ
Luyện tập
|
2.2.1. Nhận xét, đánh giá chung
2.2.1.1. Những ưu điểm
- Như đã đề cập trên, khi nói đến phong cách là nói đến cái
gì đó riêng biệt, cái tiêu không trùng lặp. Ở chùm bài về phong cách học được
trình bày ở THPT với các yêu cầu cần đạt của mỗi bài, ta thấy rõ một nội dung
mà tất cả các phong cách đều hướng đến là học sinh phải biết được các khái niệm và ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ,
đặc trưng và biết cách phân tích cũng như bước đầu biết sử dụng từng PCNN nhất
định. Nói cách khác là các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về từng PCNN.
- Căn cứ vào cách trình bày của SGK đơn giản, dễ tiếp thu,
giáo viên có thể linh hoạt trong cách dạy: từ việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu
các ngữ liệu, dẫn các em đến với những khái niệm về ngôn ngữ, phong cách, đặc
trưng của từng phong cách; hoặc cũng có thể từ việc diễn giảng đưa ra khái niệm
ban đầu để hướng học sinh đi đến phân tích ngữ liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề đã
đề cập.
- Mỗi bài được dạy theo từng khối lớp có sự thống nhất từ:
mục tiêu cần đạt, nội dung trình bày và phần ghi nhớ.
2.2.1.2. Những hạn chế
- Nếu căn cứ theo mục tiêu cần đạt từng PCNN một theo từng
khối lớp, ta cho rằng chúng thống nhất với nhau và mục tiêu hướng đến đều tương
tự nhau nhưng khi đối chiếu sáu bài PC với ba khối lớp khác nhau thì ta có thể
thấy một điều, yêu cầu của từng bài có sự khác biệt rõ rệt trừ hai Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt và Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì các phong cách ngôn
ngữ còn lại đều yêu cầu học sinh có viết được văn bản. Có một điều quan trọng
tôi muốn đề cập ở đây, hai phong cách không yêu cầu viết mới thật sự là phong
cách mà các em tiếp xúc hằng ngày: đó là việc giao tiếp và phân tích các tác
phẩm văn chương trong trường PT.
- Về cách trình bày,
khi đối chiếu sáu bài phong cách học ở ba khối lớp, ta thấy Cách trình bài đề
mục có một số bài chưa khoa học, cụ thể trong bài phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật (đó là phần I có I.1 mà không có I.2). Ở ba bài PCNNSH, PCNNBC, PCNNCL ở
phần I đều có Luyện tập rồi sang phần II lại tiếp tục Luyện tập. Vậy trong một
bài có đến hai phần luyện tập, điều đó dẫn đến việc bài học trình bày không
khoa học.
- Về cách đặt đề mục cũng không thống nhất, mặc dù nội dung
triển khai bên trong các đề mục ấy là giống nhau (Ở phần II của các bài PCNNSH,
PCNNNT thì tên đề mục: NNSH và NNNT với hai
bài PCNN khoa học, PCNN hành chính thì tên đề mục: Đặc trưng PCNNKH và Đặc
trưng PCNNHC nhưng nội dung trình bày bên trong đều nói về đặc trưng của từng
phong cách một.
- Mỗi phong cách điều có phương tiện diễn đạt nhưng chỉ có
hai bài PCNNBC và PCNNCL là được trình bày về các phương tiện diễn đạt.
- Ở mỗi phần ghi nhớ khi nói về phong cách ngôn ngữ thì chỉ
nói “Phong
cách ngôn ngữ…. có… đặc trưng”chứ chưa trình bày được khái niệm của
từng phong cách ngôn ngữ một.
Bên trên là những nhận xét và đánh giá chung về các bài
phong cách của SGK, phần sau tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về những điều đề cập.
2.2.2 Kiến nghị dạy chùm bài phong cách ngôn
ngữ ở THPT theo quan điểm giao tiếp
2.2.2.1 Đối với cả chùm bài
- Thứ nhất: Xác định kết quả tương đương nhau ởcho từng từng
bài ở Phần kết quả cần đạt. Không
nên đòi hỏi quá cao ở phong cách này mà sơ lược ở PHNN khác.
- Thứ hai: Chúng ta nên thống nhất cách trình bày đề mục
cho toàn chùm bài.
- Thứ ba: nên bổ sung những kiến thức cần thiết như khái
niệm về phong cách ngôn ngữ, chức năng,
đặc điểm ngôn ngữ của từng PCNN.
2.2.2.2. Bổ sung đề mục và nội dung ở từng bài
R Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Cần bổ sung: Khái
niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, chức năng, đặc điểm ngôn ngữ:
1. Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (còn gọi là
phong cahcs khẩu ngữ tự nhiên, phong cách hội thoại, phong cách khẩu ngữ là
phong cách được dùng trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao
tiếp không mang tính nghi thức” [3,tr25]
2. Chức năng
- Chức năng trao đổi tư tưởng tình cảm.
- Chức năng tạo tiếp (tạo ra ngôn ngữ trong
quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe).
3. Đặc điểm ngôn
ngữ
a. Ngữ âm
Khi nói năng, người ta không chú ý đến chuẩn mực ngữ âm mà
nói năng và cử chỉ điệu bộ rất thoải mái. Do đặc điểm này nên nó tồn tại nhiều
biến thể ngữ âm.
Ngữ điệu mang dấu ấn riêng của từng cá nhân có tính chất tự
nhiên, tự phát và bị chi phối rõ rệt bằng các nhân tố ngoài ngôn ngữ. Tâm lí
giao tiếp thay đổi theo ngoại cảnh và tình cảm của người tham gia. Trong một số
trường hợp ngữ diệu là nội dung thông báo chứ không phải lời nói.
b. Từ ngữ
“Từ mang tính cụ thể,
hình ảnh và sắc thái biểu cảm” [3,tr28]. Vì vậy dẫn đến một số hiện tượng:
- Có một lớp từ chuyên dùng ở PC này mà không dùng ở PH
khác (hết xảy, hết ý, số dách, bỏ mẹ,…),
tiếng tục, tiếng lóng,…
- Sử dụng nhiều từ láy, tượng thanh, tượng hình.
- Dùng cách nói so sánh ví von, so sánh, ẩn dụ,...
3. Cú pháp
- Câu đơn được sử dụng với tầng tỉ lệ lớn và có tần suất
cao. Đặc biệt là câu cảm thán, câu chào hỏi,…
- Câu được sử dụng trong PCNN này tồn tại hai xu hướng trái
ngược nhau.m Một mặt dùng câu tỉnh lược, có khi tỉnh lược tối đa. Mặt khác, sử
dụng câu có cú pháp xen những yếu tố dư, lủng củng.
R Phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật
1. Khái niệm
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
“Là kiểu diễn đạt
được dùng tong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn tại chọn vẹn của
ngôn ngữ toàn dân” [3,tr43].
2. Chức năng
- Thông báo.
- Tác động.
- Thẩm mĩ.
3. Đặc điểm ngôn
ngữ
a.
Ngữ âm
Âm thanh, ngữ điệu,
tiết tấu, âm điệu rất quan trọng. Tất cả tiềm năng về ngữ âm được vận dụng một
cách nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ về mặt ngữ âm của người đọc, người
nghe. Mọi biến thể ngữ âm đều được sửu dụng.
b. Từ ngữ
Từ ngữ dang dạng: từ từ phổ thông,
địa phương, biệt ngữ; đến từ đơn, từ láy, từ Hán Việt;… Nói tóm lại, ngôn ngữ ở
PCNN này mang tính tổng hợp.
c. Cú pháp
- Sử dụng hầu hết các kiểu cấu trúc câu, tuy nhiên câu dơn
vẫn chiếm tỉ lệ cao.
- Câu thường được mở rộng thành phần định ngữ, trạng ngữ và
các loại kết cấu tu từ như đảo ngữ, song
đôi cú pháp,…
RPhong cách ngôn ngữ báo chí
1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí
“Là kiểu diễn đạt
được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự”[3.tr32].
2. Chức năng
- Thông báo
- Tác động
RPhong cách ngôn ngữ chính luận
1. Khái niệm về
phong cách ngôn ngữ chính luận
“Là kiểu diễn đạt được dùng trong lĩnh vực chính trị xã
hội, người viết thường bày tỏ ý kiến, bộc lộ công khai quân điểm chính trị sự
đánh giá về vấn đề nóng hổi của đời sống xã hội”[3.tr35].
2. Chức năng
- Thông báo
- Tác động
- Chứng minh
RPhong cách ngôn ngữ khoa học
1. Khái niệm
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Kiểu diễn đạt dùng trong lĩnh vực nghiên cứu học tập và phổ
biến khoa học. Đậy là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt
chuyên môn sâu.
2. Chức năng
- Thông báo
- Chứng minh
3. Đặc điểm ngôn
ngữ
a. Ngữ âm
- Khi phát âm ở PCNN này, người ta chú ý tới chuẩn mực ngữ
âm.
- Ngữ điệu được hạn chế để tăng tính thuyết phục của sự lập
luận.
b. Từ ngữ
Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học.
c. Cú pháp
Câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu
cầu chính xác, hiểu một nghĩa.
RPhong cách ngôn ngữ hành chính
1. Khái niệm
phong cách ngôn ngữ hành chính
Là kiểu diễn đạt được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực
hành chính, thuộc hoàn cảnh mang tính chất nghi thức. Đây là giao tiếp giữa Nhà
nước với nhân dân, giữa nhân dân với các cơ quan Nàh nước, giữa cơ quan với cơ
quan, giữa nước này với nước khác.
2. Chức năng
- Thông báo
- Sai khiến
3. Đặc điểm ngôn
ngữ
a. Ngữ âm và chữ
viết
- Khi phát âm ở PCNN này phải chú ý chuẩn mực ngữ âm, phát
âm rõ ràng, chính xác. Khi tồn tại ở dạng nói thì người nói không phải trình
bài hay diễn đạt văn bản mà phải đọc lại văn bản.
- Ngữ điệu phụ thuộc vào cấu trúc của nội dung văn bản.
- Chữ viết được trình bày theo mẫu thống nhất về font và
size.
b. Từ ngữ
- Sử dụng từ ngữ
chuyên dùng (từ hành chính).
- Dùng những từ ngữ chính xác, từ mang nghĩa trung hòa hoặc
mang sắc thái trrang trọng.
c. Cú pháp
- Chủ yếu dùng câu tường thuật.
- Câu thường phức hợp, các bộ phận trong câu phức hợp này thường
được phân theo hệ thống con chữ (a, b, c,…) hoặc con số (1, 2, 3,…) bằng cách
ngắt dòng và viết hoa đầu câu.
Thực hiện được việc
này, chúng ta dễ dàng giúp HS nắm được kiến thức cơ bản của từng phong cách một
và có thể đối chiếu so sánh sự khác biệt giữa các phong cách ngôn ngữ.
2.2.3. Cách dạy
chùm bài phong cách ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp
Do đây là một chùm bài phong cách
ngôn ngữ, nên tôi chỉ trình bài cách dạy cụ thể một bài: Bài
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Sau đó, chúng ta có thể dựa vào cách trình
bày này để tiếp tiếp tục hoàn thành các bài còn lại
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Do đây là bài đầu tiên nói về phong cách ngôn ngữ ở THPT.
Giáo viên nên hình thành cho các em cách tìm hiểu bài để các bài sau các em
trên cơ sở ban đầu có thể tự tổ chức tìm nên kiến thức tương tự.
Ở phần Kết quả cần đạt: học sinh cần nắm được khái niệm
ngôn ngữ SH, PCNNSH và các đặc trưng của nó; phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo
PCNNSH.
Vậy căn cứ theo kết quả cần đạt của SGK, giáo viên cần cung
cấp cho HS các khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt;
đặc trưng của PCNNSH; qua phần ngữ liệu và luyện tập hình thành cho HS khả năng
phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
* Ở bài này có hai vấn đề trình bày chưa khoa học:
- Phần I. Ngôn ngữ sinh hoạt
Chúng ta không nên cách thành hai tiểu mục. Bởi phần I.2 có
thể nhập chung phần khái niệm để cụ thể thêm về ngôn ngữ sinh hoạt. Còn phần 3. Luyện tập nên chăng phải có bởi sang phần II bởi một số
bài phong cách ngôn ngữ tiếp theo như PCNNNT, PCNNKH, PCNNHC thì không trình
bày như thế.
Sở dĩ, tôi có nhận
xét như thế vì với cách trình bày này đã làm cho phần I của bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có phần
1 mà không có phần 2.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp, chúng ta nên để HS tự
thâm nhập vào bài học để từ đó rút ra những kiến thức và kinh nghiệm tích góp
được, hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá vấn đề tìm hiểu, đặc biệt phải tạo
kĩ năng giao tiếp cho các em. Để hình thành những kĩ năng ấy, người thấy giáo
phải tạo được những hứng thú cho HS trong quá trình tìm hiểu kiến thức. Bởi có
sự phấn khởi, tò mò, thích tìm hiểu thì các em mới hăng say thâm gia và hoạt
động học của mình. Khi tự mình tìm ra những kiến thức, khả năng tự tin trình bày trước tập thể và tự rút kinh
nghiệm, các em mới thấy được tác dụng của việc học theo quan điểm giao tiếp.
Do đây là bài học về phong cách ngôn ngữ đầu tiên, để HS có
thể tiếp thu tốt kiến thức ở bài này, ta có thể dạy theo cách hình thành cho
các em khái niệm ban đầu rồi thông qua ngữ liệu SGK để giúp các em hiểu thấu đó
về vấn đề được đề cập, hoặc cũng có thể từ ngữ liệu SGK HS đúc kết kết luận.
Nhìn chung, SGK trình bày khá đầy đủ kiến thức về PCNNSH. Tuy nhiên, khi nói
đến phong cách ngôn ngữ nói chung và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nói riêng
thì ngoài định nghĩa ngôn ngữ và các đặc trưng, thì mỗi PCNN đều có chức năng
và đặc điểm ngôn ngữ riêng biệt, nên để HS có thể hiểu thấu đáo về PC này chúng
ta nên trình bày thêm cho các em về định nghĩa cụ thể hơn về PCNNSH, chức năng và đặc điểm ngôn ngữ của PCNNSH.
Cụ thể, chúng ta có thể triển khai bài theo trình tự như
sau
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
Ở phần này, HS cần nắm được khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt
và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt nên giáo viên có thể cho HS hoạt
động cá nhân:
Yêu cầu HS đọc ngữ liệu (I.1), GV khẳng định đây là ngôn là
ngôn ngữ sinh hoạt. Từ đó hỏi HS: Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?
Từ việc tìm hiểu ngữ liệu kết hợp với kiến thức ở bài Hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ, HS có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi (bằng ý
đầu tiên của phần ghi nhớ SGK/tr114).
Tiếp đến bằng diễn giảng, GV cho hỏi HS: Ngôn ngữ sinh hoạt
được biểu hiện ở dạng nào? (HS dựa vào
sách giáo khoa trả lời câu hỏi).
Bằng diễn giảng và ví dụ về hai dạng biểu hiện của NNSH, GV
giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề và đi đến kết luận ở phần ghi nhớ SGK.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Ở phần này HS phải
nắm được thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, chức năng và các đặc trưng
của nó. Do khái niệm PCNNSH và chức năng PCNNSH chưa được trình bày ở SGK, nên
trức hết, GV có thể đưa ra khái niệm PCNNSH và chức năng PCNNSH:
1. Khái niệm PCNNSH
Giáo viên có thể cho HS tìm hiểu ngữ liệu của phần I để đưa
ra khái niệm
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (còn gọi là
phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách hội thoại, phong cách khẩu ngữ) là
phong cách được dùng trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao
tiếp không mang tính nghi thức” [3,tr25].
2. Chức năng
Chức năng trao đổi tư tưởng tình cảm và chức năng tạo tiếp
(tạo ra ngôn ngữ trong quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe).
3. Đặc trưng
Ở phần này, các đặc trưng đã được trình bày rõ ở SGK, GV
đặt câu hỏi: có những đặ trưng nào? Qua ví dụ SGK, em hãy cụ thể hóa từng đặc
trưng? (Học sinh thảo luận nhóm, nhóm có thể từ 6-8 HS, thảo luận 5-7 phút)
Sau đó, đại diện nhóm, các em lên bảng trình bày lại những
gì nhóm thảo luận được, các thành viên trong nhóm có thể bổ sung. Sau đó, GV
yêu cầu nhận xét của các nhóm khác, cuối cùng GV chốt ý vấn đề và cho điểm nhóm
có ý tốt nhất và cho các em ghi ba đặc trưng:
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể.
III. Đặc điểm ngôn ngữ
Ta có thể dẫn ngữ liệu sau để yêu cầu HS tìm hiểu đặc điểm
về ngôn ngữ (ngữ âm, từ ngữ, câu của PCNNSH)
“ Cô Mĩ Qua thân mến!
Hổm gầy cô về chển, cô có mạnh phẻ hông? Cỡ này, dứ tui
nước lên quá xá. Tối ngày ngồi trên nhà, ngó ga bốn phía thấy tàn là nước, buồn
chí xứ! Lâu lâu, tuội con ních lối xóm hồi đó học dí cô, tụ tập lại nhà tui
chơi dí con Lài, tuội nó nhắc cô quài. Tuội nó hô: phải chi cô dìa dứ này chơi,
tuội nó dại cô bơi xuồng ga tuốt ngoài đồng lớn, đi cắt bọn xún, bẻ bông diên
điển chắc là cô phái lắm. Còn con Lài nó nói cô dìa là tụi nó xúm lợi đổ bánh
sèo nhưn tép dí bông điên điển cho cô ăn đã luôn.
Cô chở về thành phố lâu quá gồi, sao hổng dìa đậy chơi
chong mùa nước cho biết dứ người ta? Chắc tại tuộii con nít chọ cô quài, nói cô
Mĩ Qua là Ma Quỉ nên cô mắc cỡ, cô hổng dìa nữa. Ừ, mà tới chừng nào cô ra
chường làm cô daos? Tôi rất mong cô dìa đậy dạy con Lài hộc nửa, nó mến cô lắm.
Tôi đương thắc cho cô một cái dõng đặng cô nằm nghỉ mệt, làm “món quà” phương
xa, mà tui dấu dữ lắm, hổng ai biết tui thắc cho ai đâu. Thôi, tôi hết biết
viết dống dì nửa. Tạm biệt cô giáo Mĩ Qua nghen! Cô nhớ về thăm sốm này nghen!
Anh Ba của con Lài”.
Để dẫn các âm đến những đặc điểm sau:
Do được biểu hiện chủ yếu ở dạng nói nên PCNNSH có những
đặc điểm
1. Ngữ âm
- Khi nói năng, người ta không chú ý đến chuẩn mực ngữ âm
mà nói năng và cử chỉ điệu bộ rất thoải mái. Do đặc điểm này nên nó tồn tại
nhiều biến thể ngữ âm.
- Ngữ điệu mang dấu ấn riêng của từng ca nhân và bị chi
phối rõ rết bằng các nhân tố ngoài ngôn ngữ. tâm lí giao tiếp thay đổi theo
ngoại cảnh và tình cảm của người tham gia. Trong một số trường hợp ngữ diệu là
nội dung thông báo chứ không phải lời nói.
2. Từ ngữ
“Từ mang tính cụ thể,
hình ảnh và sắc thái biểu cảm”[3,tr28]. Vì vậy dẫn đến một số hiện tượng:
- Có một lớp từ chuyên dùng ở PC này mà không dùng ở PC
khác (hết xảy, hết ý, số dách, bỏ mẹ,…),
tiếng tục, tiếng lóng,…
- Sử dụng nhiều từ láy, tượng thanh, tượng hình.
- Dùng cách nói so sánh ví von, so sánh, ẩn dụ,...
3. Cú pháp
- Câu đơn được sử dụng với tầng số lớn, đặc biệt là câu cảm
thán, câu chào hỏi,…
- Câu có lúc tỉnh lược, tỉnh lược tối đa, có lúc lại dùng
cú pháp xen những yếu tố dư, lủng củng.
III. Luyện tập
Chúng ta quan niệm, dạy theo quan điểm giao tiếp là phải để
người học tự thâm nhập để lĩnh hội kiến thức thông qua các tình huống có vấn đề
do người dạy tạo nên, cũng có thể do sự tò mò, ham học hỏi. Hay nói cách khác, là
cho học sinh tham gia vào hoạt động nói năng trong giao tiếp để rèn luyện cho
các em khả năng nói, diễn đạt. Vì vậy phần luyện tập ngoài củng cố những kiến
thức lí thuyết đã học thì còn tạo cho các em khả năng phân tích, đánh giá những
gì mình đã học, nên phần này cần được dành nhiều thời gian để HS giải quyết các
bài tập.
Do yêu cầu để phần I.3 sang tìm hiểu chung với phần luyện
tập nên tôi sẽ phân tích chung với phần này.
1. Bài tập 3 (SGK/tr144)
Bài tập này tương đối dễ nên GV có thể yêu cầu một HS đọc
ngữ liệu và câu hỏi, sau đó yêu cầu cá nhân học sinh trả lời.
Câu a:
Chúng ta thấy rõ một điều, bài tập này nhằm củng cố cho các
em biết được ngôn ngữ sinh hoạt tuy gắn với giao tiếp không mang tính lễ nghi.Thông
qua các từ ngữ trong hai câu ca dao: lời
nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau hay chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời,…
Các êm sẽ thấy ngôn ngữ có sẵn trong xã hội nhưng khi nói năng phải biết lựa
chon từ ngữ để tránh gây phản cảm cũng như để đạt hiệu quả trong giao tiếp
Câu b:
Qua việc hiểu và
phân tích được ngôn ngữ sinh hoạt ở bài tập này là Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu
hiện dưới dạng viết, mang đậm sắc thái của người Nam
bộ: phương ngữ Nam
bộ: phú quới; địa danh: Rạch Giá, Cà Mau, Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu.
Từ bài tập này, các em có thể củng cố kiến thức về tính cá thể và ngôn ngữ của
vùng niềm.
Đối với các bài tập 1,2,3 trang 127, chủ yếu yêu cầu HS tìm
hiểu về việc sử dụng từ ngữ trong ngữ liệu. Tránh tình trạng lặp đi lặp lại các
yêu cầu của bài tập, GV cho học sinh phân thành 4 hoặc 6 nhóm, mỗi nhóm đều tìm
hiểu cả ba bài tập trong 10 – 15 phút (tùy theo thời gian còn lại của tiết học).
Sau khi hết thời gian quy đinh, GV yêu cầu nhóm trình bày lại kết quả thảo luận
của nhóm (lưu ý: mỗi nhóm chỉ trình bày
một bài tập theo thứ tự GV yêu cầu), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài tập 1 (SGK/tr127)
Ở bài tập này, qua đoạn trích nhật kí của Đặng Thùy Trân HS
có thể củng cố kiến thức về các dạng biểu hiện của PCNNSH (nhật kí cũng thuộc
PCNNSH biểu hiện ở dạng viết – tự thoại. Các em còn rút ra việc viết nhật kí sẽ
giúp các em có khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ tốt hơn.
3. Bài tập 2 (SGK/tr127)
Ở bài tập này, củng cố kiến thức cho HS về đặc điểm ngôn
ngữ của PCNNSH (cách dùng từ ngữ: Mình
–ta, hàm răng, lòa xòa, đập,…)
4. Bài tập 3 (SGK/tr127)
Ở bài tập này, củng cố kiến thức cho HS các biểu hiện của
PCNNSH. Đó là ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện trong các tác phẩm văn học.
Những cử chỉ và hành động của nhân vật
không thể bộc lộ nên cần phải có lời dẫn và ngôn ngữ được chọn lọc tinh tế hơn
sơ với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người lao động.
Sau khi củng cố kiến thức và kết thúc bài, giáo viên cho HS
về nhà bằng bài tập:
?Em hãy viết một đoạn
văn mô phỏng lại một cuộc thoại trong giao tiếp sử dụng ngôn ngữ của PCNNSH
hoặc tự tạo tình huống hội thoại với nhau sử dụng ngôn ngữ của PCNNSH? Sau đó
phân tích đặc trưng và đặc điểm từ ngữ của đoạn thoại ấy?
GV kiểm tra bài tập về nhà này bằng cách gọi HS trả bài
bằng cách kết hợp lí thuyết với việc yêu
cầu các em trình bày bài tập này trước lớp. Điều này, hình thành cho các em kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ của PCNNSH và trong giao tiếp hằng ngày – đáp ứng yêu cầu
cuối cùng của phần kết quả cần đạt.
Do yêu cầu thống nhất về hình thức trình bày, nên chúng ta
có thể căn cứ vào cách trình bày trên để dạy bài Phong
cách ngôn nghệ thuật bằng cách cho các em thảo luận nhóm (GV có thể yêu cầu
HS chia làm 3-4 tùy theo số lượng HS của lớp, nhóm thảo luận trong thời gian 20
– 25 phút, ). GV hướng dẫn HS dựa vào các đề mục của bài trước và ngữ liệu SGK
(hoặc ngữ liệu do GV bổ sung) để tìm hiểu và rút ra nội dung cần thiết cho bài
học. Sau đó, các em sẽ thuyết trình phần vừa thảo luận được để giáo các nhóm
khác và giáo viên nhận xét bổ sung (giáo viên có thể căn cứ phần trình bày
thuyết phục nhất để cộng hoặc cho điểm cả nhóm). Tốt nhất, chúng ta nên cho các
em lập bảng so sánh đối chiếu để các em thấy được sự tương quan cũng như khác
biệt giữa hai phong cách từ đó các em sẽ nhớ lâu hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý, sáu bài phong cách ngôn ngữ
được phân dạy ở ba khối lớp 10, 11, 12. Do có khoảng cách về thời gian, các em
sẽ dễ quên kiến thức cũ, nên giáo viên cần củng cố kiến thức trước cần thiết
khi tiến hành dạy bài mới bằng cách đưa ra tình huống hoặc ngữ liệu để các em
nhận diện và phân tích những kiến thức cũ để sẵn sàng tam lí bước vào bài mới.
Khi chuyển sang khối lớp mới, GV có thể làm mẫu lại như bài
PCNNHS để bài tiếp theo, các em có thể đối chiếu mà thảo luận để học tốt bài
mới. Hoặc GV cũng có thể yêu cầu HS trên
nền tảng kiến thức cũ để tìm hiểu kiến thức mới. Để đảm bảo HS có thể làm được
theo yêu cầu của mình thì giáo viên cần tìm hiểu năng lực và khả năng của HS
mình mà điều chỉnh cách dạy phù hợp.
C. KẾT LUẬN
Hiện nay, chương trình SGK, trên cơ sở giảm tải nhưng yêu
cầu ở HS còn quá nặng, song song đó, do yêu cầu về nghề nghiệp trước mắt, HS
thường chú trọng những môn tự nhiên, các môn xã hội bị các em xao lãng, nên mỗi
thầy cô giáo đều tìm cho mình cách gây hứng thú cho học sinh trong quá trình
truyền đạt kiến thức. Hiện nay, GV tùy theo khả năng, lực lực đứng lớp của mình
mà cá những cách dạy học khác nhau. Những mục đích cuối cùng là cũng nhằm để
các em có thể tiếp nhận kiến thức của bài học một cách chuẩn nhất. Trên đây là
những trình bày về giao tiếp, quan điểm dạy tiếng Việt theo quan điểm giao
tiếp, cũng như những nhận xét, đánh giá và cách dạy chùm bài phong cách ngôn
ngữ. Mong rằng với việc dạy chùm bài phong cách theo quan điểm giao tiếp có thể
đem đến cho HS những kiến thức cơ bản nhất về
phong cách ngôn ngữ, giao tiếp, kĩ năng sử dụng cách ngôn ngữ của các
phong cách trong quá trình giao tiếp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp hằng
ngày.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy tiếng Việt – Lê A chủ biên
– NXB Giáo dục.
2. Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt –
Bùi Minh Toán - NXB Giáo dục 1999
3. Giáo trình Phong cách ngôn ngữ học –
Nguyễn Văn Nở - Đại học Cần Thơ 2004
4. Giáo trình giáo dục học – Lê Phước Lộc –
Đại học Cần thơ
5. Sách giáo khoa các khối 10, 11, 12 (Cơ
bản) – NXB Giáo dục
6. Sách giáo viên các khối 10, 11, 12 (Cơ
bản) – NXB Giáo dục
7. Sách thiết kế bài giảng các khối 10, 11,
12 (Cơ bản) – NXB Hà Nội.
8. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ
năng môn Ngữ văn THPT – NXB Giáo dục
9. Tài liệu từ Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét