A. VẤN ĐỀ DẠY HỌC
LÀM VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY
Dạy làm văn là dạy học
sinh (Hs) tạo lập văn bản, rèn luyện khả năng quan sát phản ánh cuộc sống và
thói quen tư duy ngôn ngữ cấp cao. Để tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh cả về
nội dung và hình thức, Hs phải có vốn từ ngữ, nắm vững ngữ pháp văn bản để kết
hợp các từ ngữ tạo lập câu rồi đến đoạn văn và cuối cùng là văn bản hoàn chỉnh.
Quá trình tạo lập trên đòi hỏi kĩ năng và năng lực tư duy cao của Hs. Năng lực
và kĩ năng này phải được chú ý xây dựng từ nhỏ. Nếu bị gián đoạn ở một giai đoạn nào đó thì khó có thể
xây dựng lại và tiêu tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, đa phần Hs của chúng ta yếu
về từ ngữ và ngữ pháp, hệ lụy của nó là kém về viết đoạn văn và tạo lập văn bản.
Vì vậy, khi dạy làm văn
cho Hs, chúng ta vừa phải cũng cố kiến thức cũ vừa dạy kiến thức mới nên không
đủ thời gian và gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai ý đồ dạy học vì kiến
thức nền của Hs sinh không có. Do đó, làm thế nào để có thể dạy Hs sinh tạo lập
văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức đang là vấn đề đặt ra và được nhiều
sự quan tâm của tất cả mọi người. Chúng tôi xin áp dụng một số phương pháp dạy
học tích cực trong dạy làm văn sau đây mong là sẽ giúp ích cho việc dạy học văn
trong nhà trường.
1. NHẬN ĐỊNH
TÌNH HÌNH DẠY HỌC LÀM VĂN HIỆN NAY
1.1 Ưu điểm
-
Giáo viên (Gv) tích hợp liên hệ ba phân
môn với nhau, giúp học xong bài sau có thể ôn lại bài trước, ứng dụng kiến thức
vừa học ở bài mới vào bài đã học.
-
Cơ sở vật chất phát triển, công nghệ
thông tin đã được giáo viên được áp dụng nhiều hơn trong dạy làm văn.
-
Phần đánh giá đã được người dạy chú ý
thay đổi cho phù hợp, đánh giá thường xuyên nhiều hơn, quan tâm đến kĩ năng lập
luận của Hs dù còn chưa trọn vẹn.
-
Chương trình học ngày càng hệ thống hơn,
khoa học hơn.
1.2 Hạn chế
-
Tính khoa học của các niệm, các bài học
còn hạn chế. Sự không thống nhất các khái niệm, không nêu rõ các bước thực hiện
một công việc, còn nhằm lẫn kiến thức qui trình với kiến thức thông báo, phân
tích nhận diện văn bản với tạo lập văn bản.
-
Giáo viên dạy lý thuyết (nhận diện kiểu
bài), dạy phân tích đề, lập dàn ý, cho thực hành mà không chú ý đến rèn luyện kĩ
năng viết cho người học, không đưa ra cách làm cụ thể từng bước khiến học sinh
không thể viết hoặc chỉ viết theo khuôn mẫu.
-
Phương pháp dạy chủ yếu: diễn giảng, thầy
làm nhiều + phát vấn, ít chú trọng thực hành, ít khi cho Hs đọc lại bài, chỉnh
sửa (lẫn nhau, tự chỉnh sửa). Không cho Hs viết đoạn, đốt cháy giai đoạn.
-
Cách đánh giá còn nhiều hạn chế: chỉ
đánh giá định kì ít đánh giá thường xuyên, ít chú trọng giờ trả bài và chỉ lỗi
sai cho Hs sửa, chấm bài còn chủ quan cảm tính và chủ yếu đánh giá kiến thức
(tìm ý để chấm) hơn là đánh giá kĩ năng (chấm tổng thể, cách lập luận), không
chú ý đánh giá cảm xúc chính kiến của người viết. Dẫn đến việc Hs học lệch, lập
luận không đúng hay không có kĩ năng lập luận à
Năng lực tư duy, năng lực tạo lập văn bản không hình thành và phát triển.
2.
MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN
2.1 Dạy học làm
văn
Dạy làm văn là dạy nhận
thức cuộc sống, phản ánh cuộc sống bằng các phương thức biểu đạt thông qua năng
lực quan sát, cảm nhận của bản thân. Dạy các em thể hiện tâm tư tình cảm trước
các hiện tượng đời sống. Đó chính là dạy cách viết cho các em, cụ thể là dạy tạo
lập văn bản. Khi dạy làm văn cần xác định rõ viết để học hay học để viết. Lâu
nay ta hay cho Hs viết trước rồi qua đó rút ra cái để học. Như vậy Hs khó có thể
viết được, bởi các em không nắm được cách viết phương pháp viết thì tất yếu viết
không tốt, có chăng chỉ là viết theo cảm hứng, tùy tiện không hệ thống, logic.
Thực tế viết khác với học cách viết. Viết là phối hợp nhiều hành động, kỹ năng.
Hs không thể cùng lúc viết và học cách viết thông qua thực hành được. Do đó,
chúng ta phải dạy cho Hs cách viết tức là học để viết rồi mới cho
các em viết thì hiệu quả sẽ cao.
2.2 Mục tiêu ứng
dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy làm văn
Mục tiêu chúng tôi hướng
đến là giúp Hs rèn luyện kĩ năng tạo lập các loại văn bản phục vụ học tập và cuộc
sống. Giúp Hs đổi mới cách thức tiếp cận, cách phản ánh cuộc sống theo hướng
tích cực dựa vào năng lực cảm thụ, năng lực viết của học sinh. Dạy học sinh
“nói thật” theo suy nghĩ cảm nhận chân thật của mình. Hướng cho Hs định hướng bài viết, lập dàn
ý bài viết trước khi viết bài hoàn
chỉnh đảm bảo tính hệ thống cho văn bản. Khắc
phục hạn chế SGK ở chổ không đưa ra các bước, các thao tác cụ thể để làm một
bài văn hoàn chỉnh. Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, rèn luyện kĩ năng giao
tiếp, tạo lập văn bản theo đúng đặc trưng từng kiểu văn bản. Phát triển các
năng lực quan sát, tưởng tượng, sáng tạo cho Hs. Từng bước hình thành năng lực
lập luận, tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, phê phán, đánh giá, chứng minh,
phản hồi. Tuy nhiên, không phải nói như thế nghĩa là làm được tất cả như thế
trong một thời gian ngắn, chỉ cần làm được một phần là xem như đã thành công.
3. QUI TRÌNH DẠY
HỌC LÀM VĂN
3.1 Cơ sở thực
hiện dạy học làm văn bằng phương pháp tích cực
Qua thực tế dạy học làm
văn hiện nay cho thấy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng
vào năng lực tự tạo lập và sáng tạo của học Hs. Giúp các em nắm được cách thức
tạo lập văn bản, biết lập dàn ý trước khi viết.
Chúng ta đang trên đà đổi
mới dạy và học theo hướng tích cực, thay đổi phương pháp và cách thức đánh giá,
nâng cao vai trò tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của Hs. Như vậy, chúng ta phải
khơi gợi, hướng dẫn người học khám phá kiến thức, tạo điều kiện cho các em sáng
tạo kiến thức, chủ động trong việc tìm ra kiến thức. Để đáp ứng yêu cầu đó,
chúng ta phải thay đổi phương pháp dạy theo hướng tích cực, áp dụng các kĩ thuật
mới trong dạy học giúp Hs hứng thú hơn nữa trong giờ học.
3.2
Các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học làm văn
Các phương pháp chúng
tôi giới thiệu ở đây là dựa vào bài giảng dạy học làm văn của PGS.TS. Nguyễn Thị
Hồng Nam và một số bài viết của các tác giả trong và ngoài nước viết về việc dạy
học làm văn, đăng tải trên các tạp chí Khoa học công nghệ. Trên cơ sở đó, chúng
tôi tiếp thu và vận dụng vào việc dạy học làm văn trong nhà trường.
3.2.1.1 Qui
trình thực hiện
- Viết như một phương tiện giao tiếp, viết
để người khác đọc. Khi dạy Hs viết nên hoán đổi vai trò của Hs từ người viết
sang người đọc và ngược lại. Khi người viết và người đọc trao đổi vai trò sẽ có
nhóm quan sát để quan sát hoạt động trao đổi vai trò đó. Nhóm quan sát sẽ quan
sát hoạt động của người viết người đọc, sự tương tác của người viết - người đọc
để học tập cách viết và nhìn nhận bài viết của mình dưới góc
độ
khác (người đọc). Nghĩa là sẽ có 3 nhóm tất cả cùng tham gia hoạt động trao đổi
vai trò trong tiến trình viết.
3.2.1.2 Cách thức
tiến hành
-
Trong hoạt động viết người viết cần:
+
Đứng trên quan điểm của người viết: Viết
là một tiến trình nhận thức và tiến trình xã hội: ba hoạt động tư duy tiến hành
đồng loạt trong quá trình viết là viết để làm gì, viết như thế nào, người đọc sẽ
tiếp nhận ra sao.
+
Đứng trên
quan điểm của
người đọc: đọc lại bài viết của
mình với tư thế người
đọc. Hiểu suy nghĩ và cảm nhận của người
khác, có thể họ có cách nhìn vấn đề khác bản thân mình. Suy nghĩ theo cách của
người khác để có những điều khác biệt giúp viết tốt hơn.
-
Cá nhân: Viết bài, sau đó mô tả và phân
tích quá trình thực hiện bằng cách tái tạo tiến trình viết của mình, đọc bài của
mình với vai trò người đọc, trải nghiệm hiệu quả của bài viết đối với người đọc,
đối chiếu với tiêu chí đánh giá để chỉnh sửa.
-
Hoạt
động nhóm:
+
Nhóm đôi (10’): Trao đổi bài, đọc bài viết
của bạn. Đối chiếu tiêu chí đánh giá, chỉnh sửa giúp bạn.
+
Nhóm
đôi (5’): Trao đổi với bạn về bài viết của bạn.
-
Các nhóm viết – chỉnh sửa rồi hoán đổi
vai trò cho nhau. Chỉ có hoán đổi nhiều vai trò người học sẽ tương tác và nhận
ra cái sai, cái chưa đúng để sửa lại. Nhờ tác
động của bạn và
của chính mình để hoàn thiện bài viết.
3.2.1.3 Mục đích
sử dụng
Giúp Hs học được cách
viết từ việc quan sát người khác thực hiện hoạt động viết. Khi đứng ở nhiều góc
độ khía cạnh Hs sẽ có cái nhìn toàn diện về bài viết của mình để điều chỉnh cho
hoàn thiện. Hs sinh có thể tự đánh giá bài làm của mình, thói quen tư duy và
kinh nghiệm thực hiện sẽ hình thành dần dần.
3.2.2 Phương
pháp chỉnh sửa
Chỉnh sửa nghĩa là thực
hiện các thay đổi vào bất kì thời điểm nào trong quá trình viết. Nhận ra sự
chênh lệch giữa cái định viết và cái đã viết, đưa ra những quyết định cái gì sẽ
sửa cái gì nên sửa và sửa như thế nào. Tiến trình sửa chữa bao gồm các hoạt động:
đánh giá, chọn lựa cách chỉnh sửa.
3.2.2.1 Qui
trình thực hiện
-
Chỉnh sửa là một hoạt động phức tạp, gồm
các kiến thức về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ. Hai cấp độ của chỉnh sửa là chỉnh
sửa về ngữ nghĩa và chỉnh sửa về hình thức.
-
Bốn mức độ chỉnh sửa bài:
+
Chỉnh sửa bài văn dự kiến: ta đã thể hiện
đúng ý tưởng dự định hay chưa?
+
Chỉnh sử hình thức của từng phần bài đã
viết: ngữ pháp, chính tả đã đúng chưa?
+
Chỉnh sửa ý nghĩa của từng phần bài đã
viết: từng phần có nội dung ý nghĩa đúng ý đồ của mình ban đầu hay chưa?
+ Chỉnh sửa ý nghĩa của toàn bài đã viết:
liệu ý nghĩa của toàn bài viết có phù hợp với sự hình dung ban đầu về bài viết?
Các câu, các phần có cấu trúc nhất quán với cấu trúc toàn bài hay chưa?
3.2.2.2 Cách thức
tiến hành
- Giáo viên đưa ra tiêu chí để chỉnh sửa
cho một bài văn cụ thể. Cho Hs làm bài. Sau đó cho chỉnh sửa cá nhân trước theo
các tiêu chí, rồi đến trao đổi bài từng đôi một để chỉnh sửa. Sau đó hoàn thiện
bài viết của mình sau khi đã được bạn chỉnh sửa. Chia nhóm từng đôi một thực hiện
chỉnh sửa theo các tiêu chí. Có thể thiết kế phiếu chỉnh sửa cho Hs chỉnh sửa.
Bổ sung thêm các bài tập chỉnh sửa trong chương trình.
3.2.2.3 Mục đích
sử dụng
- Dù cẩn thận hay khéo léo đên đâu, Hs cũng
sẽ có những lỗi trong khi viết văn. Vì vậy mà hoạt động chỉnh sửa là rất cần
thiết. Trước nay ta chỉ cho Hs tự chỉnh sửa rồi nộp bài. Thực tế Hs có chỉnh sửa
hay không, chỉnh sửa thế nào Gv cũng không biết. Do đó, cho các em tự chỉnh sửa
rồi, chỉnh sửa lẫn nhau thì sẽ phát hiện lỗi sai để các em sửa lại, người dạy
có thể kiểm tra được việc chỉnh sửa của các em để góp ý cho các em hoàn thiện
bài.
-
Tạo cơ hội cho Hs hình thành năng lực cảm nhận, phê bình, trình bày quan điểm
và lập luận để lí giải các vấn đề văn học.
3.2.3 Phương
pháp viết nháp
Viết nháp là hướng dẫn
học sinh viết nhiều lần trên phiếu tìm ý hay sắp xếp ý. Khi bản nháp chưa thể
hiện ý tưởng rõ ràng, Gv đặt câu hỏi giúp Hs điều chỉnh, hướng vào nội dung của
đề bài. Khuyến khích Hs ghi ra bất kì ý tưởng nào, sau đó chọn lọc, sắp xếp lại.
Cho Hs thảo luận nhóm điền/vẽ sơ đồ ý tưởng, tư duy. Cho Hs đọc lại tự chỉnh sửa.
Tổ chức nhóm thảo luận, trao đổi vai trò người đọc – người viết để tiếp tục
đóng góp ý kiến cho bài viết.
3.2.3.1
Qui trình thực hiện
Qui
trình viết nháp có các giai đoạn sau:
-
Gđ 1. Động não: Cho Hs chọn những chủ đề
mà Hs yêu thích, thảo luận với bạn kế bên về chủ đề đó.
-
Gđ
2. Lập dàn ý: phát thảo một số ý chính sẽ viết.
-
Gđ
3. Viết nháp theo dàn ý (có thể viết nhiều hơn 1 lần)
-
Gđ 4. Đọc lại với bạn: trao đổi bản nháp
với bạn, nhận xét dựa trên tiêu chí đánh giá của nhóm. Trao đổi với bạn về những
điểm mạnh yếu trong bài viết của bạn.
-
Gđ 5. Tự chỉnh sửa: so sánh nhận xét của
mình với của bạn, quyết định những chổ cần chỉnh sửa trên tiêu chí tự đánh giá.
3.2.3.2 Cách thức
tiến hành
-
Viết nháp theo kiểu lập kế hoạch: người
viết hình dung đầy đủ về viết cái gì trước khi cầm bút viết.
-
Viết mang tính giao tiếp: người viết suy
nghĩ cái cần viết và vừa viết vừa chỉnh sửa qua nhiều bản nháp.
+
Chỉnh
sửa mang tính bên trong: đọc lại bài viết từ góc độ của chính người viết.
+
Chỉnh
sửa mang tính bên ngoài: đọc lại từ góc độ của độc giả.
Như vậy những người học viết theo kiểu lập kế hoạch
ít chỉnh sửa hơn những người viết theo kiểu giao tiếp.
3.2.3.3 Mục đích
sử dụng
Cho Hs thực hiện thao
tác viết nhiều lần qua các bản nháp. Sau mỗi bản nháp Hs sẽ nhận ra cái hay cái
chưa hay, thấy được sự tiến bộ của mình trong từng bản nháp. Sử dụng kết hợp với
việc chỉnh sửa thì hiệu quả văn bản sẽ cao hơn.
3.2.4 Phương
pháp quan sát
Từ lâu, quan sát luôn
là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo lập các văn bản. Từ thực tiễn quan sát
được, người sáng tác học tập được nhiều điều và tư duy tạo ra những văn bản. Do
vậy, quan sát cũng rất cần thiết trong dạy học làm văn.
3.2.4.1
Qui trình thực hiện
Sau khi ra đề và chia
nhóm, tiến hành thực hiện.
Nhóm viết: Thảo luận và nói lên những gì mình suy
nghĩ (nói to). Trình bày trên Poster.
Nhóm quan sát: Lắng nghe, nhận xét cách lập dàn ý, sản
phẩm của nhóm viết, thái độ thảo luận của các thành viên.
Các nhóm thảo luận kết quả đạt được, rút
ra bài học cho mình.
Vậy, trong quá trình
quan sát, những cố gắng nhận thức của nhóm quan sát chuyển từ việc thực hiện
nhiệm vụ viết sang việc học cách viết của những người khác (tập trung vào nhiệm
vụ học không bị chi phối bởi nhiệm vụ viết). Như vậy nhóm quan sát sẽ viết tốt
hơn nhóm viết. Khi quan sát người quan sát sẽ tái khái quát hóa tiến trình viết:
gồm mấy giai đoạn, cách viết…. Bên cạnh là tái đánh giá: những kinh nghiệm nào
tốt/ không tốt ta có thể học/ tránh.
3.2.4.2
Cách thức tiến hành
Viết là hoạt động có yêu cầu mức độ nhận thức cao và
phức tạp, nhiều khi gây khó khăn cho Hs vì các em phải vừa viết vừa học cách viết.
Thực hiện: Cho một đề
làm văn. Chia nhóm lớp. Chọn một nhóm làm mẫu tức là nhóm viết, các nhóm còn lại
là nhóm quan sát. Nhóm viết (làm mẫu): tiến hành giải quyết đề văn trên theo
trình tự đã được học như: tìm hiểu đề, tìm ý, dàn ý, … Thảo luận cách viết bài cụ thể, vừa viết
vừa nói to suy nghĩ của mình cho các nhóm khác nghe thấy. Trong khi đó, nhóm
quan sát thì quan sát nhóm viết, nhận xét về cách viết bài của nhóm viết: điều
gì tốt, điều gì chưa tốt. Rồi thực hiện hoạt dộng viết với đề bài khác.
Qua việt quan sát, Hs sẽ
học tập được cách viết bài, rút kinh nghiệm khi quan sát để viết bài của mình tốt
hơn. Tuy nhiên cần chia nhóm đồng đều không quá giỏi cũng không quá yếu.
3.2.4.3 Mục đích
sử dụng
Sử phương pháp quan sát
giúp người học nhận biết rõ hoạt động viết diễn ra như thế nào, tập trung để
ghi nhớ cách viết, cách làm, học được nhiều kinh nghiệm từ nhóm viết (làm mẫu).
Khi nhận ra quá trình viết, hình dung được quá trình viết sẽ giúp Hs viết tốt.
Tuy niên cũng cần kết hợp với các phương pháp khác thì hiệu quả mới cao.
3.2.5 Phương
pháp phân tích mẫu
Là phương pháp dựa trên
cơ sở phân tích những mẫu chuẩn từ đó rút ra lý thuyết, kinh nghiệm cho người học.
Cần phân biệt sao chép theo mẫu với học theo mẫu. Học theo mẫu là học cách thức,
phương pháp làm một cách có ý thức từ một mẫu xác định. Nhờ mẫu chuẩn mà người
học định hình trong đầu mình cách làm cách viết, từ đó viết sáng tạo dựa trên bộ
khung có sẵn từ mẫu.
3.2.5.1 Qui
trình thực hiện
Mẫu được chọn phải có
những tiêu chuẩn nhất định. Mẫu phải chứa đựng các đặc trưng cơ bản của tri thức
mới (khái niệm/kĩ năng) cần hình thành, gắn với thực tiễn cuộc sống. Mẫu phải
ngắn gọn, được sử dụng nhiều, nội dung lành mạnh, bảo
đảm
tính giáo dục. Tuy nhiên mẫu có thể tốt hoặc chưa tốt để Hs phân tích, đánh
giá. Các bước thực hiện:
B1:
Hướng dẫn Hs phân tích mẫu, rút ra nhận xét về đặc điểm của mẫu.
B2: Yêu cầu Hs
rút ra lý thuyết, các bước thực hiện công việc, cách làm.
B3: Cho Hs thực
hành từng bước
B4:
Cho Hs thực hành nhiều lần, toàn bộ các bước.
3.2.5.2 Cách thức tiến hành
Đưa ra tiêu chí cho mẫu,
chọn mẫu thích hợp. Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Các nhóm thảo luận,
rút ra bài học kinh nghiệm. Cho các nhóm trình bài. Nhóm khác so sánh và đánh
giá hiệu quả đạt được.
3.2.5.3 Mục đích
sử dụng
Sử dụng phương pháp này giúp Hs sinh học tập cách thức
tiến hành, các bước làm bài. Thông qua mẫu để hình thành ý tưởng về khung nền
cho bài viết. Các
ý tưởng khác sẽ hình thành sau đó. Khi
đã được thấy cách làm, phương pháp làm, có mẫu để học theo thì hiệu quả làm bài
sẽ cao. Cần khuyến khích các em sáng tạo ý tưởng từ mẫu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét