Những kiến thức cần thảo
luận
1.
Cảnh phố huyện nghèo.
2.
Tâm trạng của nhân vật Liên.
3.
Hình ảnh đối lập “ánh sáng” và “bóng tối”, hình ảnh đoàn tàu có tác dụng gì trong tác phẩm?
Những hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
4.
Đặc sắc nghệ thuật, giọng văn trong truyện
Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Tìm hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong
tác phẩm.
Thiết kế một số bài tập
thảo luận
Bài tập 1: Tóm tắt truyện
Mục
đích:
-
Giúp
học sinh nắm được diễn biến truyện trước khi phân tích, nhất là đối với loại
truyện không có cốt truyện như truyện ngắn của Thạch Lam.
- Học sinh khi thảo luận nhóm sẽ phát huy năng lực
tư duy phân tích; khả năng diễn đạt, thuyết trình.
Thời
gian thảo luận: 1 tuần
Thời
điểm tiến hành: Trước giờ học, chuẩn bị bài ở nhà.
Cỡ
nhóm:
5 - 6 HS/ nhóm.
Cách
tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh về
nhà đọc truyện. Sau đó sẽ học nhóm, từng thành viên trong nhóm sẽ tóm tắt truyện
và nêu suy nghĩ của mình về truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Khi dạy xong phần tác
gia, tác phẩm, GV sẽ gọi 1 – 2 nhóm lên kể lại truyện và nêu cảm nhận, suy nghĩ
của nhóm.
- Các nhóm khác bổ
sung.
Bài tập 2: Tái hiện cuộc
sống nơi phố huyện nghèo
Mục
đích:
-
Giúp
học sinh nắm được cảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo, từ đó thấy
được cuộc sống tăm tối, lầm lũi của những người ở phố huyện nghèo.
- Rèn luyện đọc – hiểu văn bản; chọn lọc chi tiết,
tư duy đánh giá, phân tích; HS thấy mình có trách nhiệm, phát huy khả năng sáng
tạo; kĩ năng thuyết trình;….
Thời
gian thảo luận: 10 phút
Thời
điểm tiến hành: Khi tìm hiểu cảnh phố huyện nghèo.
Cỡ
nhóm:
4 HS/ nhóm.
Cách
tiến hành:
- GV đặt câu hỏi: “Phân tích cảnh thiên nhiên và cuộc sống của
những con người nơi phố huyện nghèo lúc chiều muộn, khi đêm về, khi đợi chuyến
tàu.”
- GV chia lớp thành 6
nhóm, mỗi nhóm 6 HS, GV sẽ đánh số thứ tự từ 1 đến 6 cho những thành viên trong
nhóm.
- GV phân công nhiệm vụ
cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cảnh
thiên nhiên nơi phố huyện nghèo lúc chiều muộn.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cuộc
sống của phố huyện nghèo lúc chiều muộn.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu cảnh
thiên nhiên khi đêm về.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu cuộc
sống của phố huyện nghèo khi đêm về.
+ Nhóm 5: Tìm hiểu cảnh
thiên nhiên khi đợi chuyến tàu về.
+ Nhóm 6: Tìm hiểu cuộc
sống phố huyện khi đợi chuyến tàu.
- Thảo luận 5 -7 phút;
- Sau khi thảo luận nhóm xong, GV bắt đầu chia
nhóm lại. Số 1 của sáu nhóm trên sẽ vào một nhóm, số 2 của sáu nhóm trên vào một
nhóm. Tương tự với các số thứ tự khác… Như vậy, lớp sẽ có sáu nhóm. Các thành
viên trong nhóm lần lượt trình bày những gì mình đã thảo luận ở nhóm trước cho
nhóm nghe. Sau đó, tiếp tục thảo luận câu hỏi: Hình ảnh bóng tối được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm, tìm những
hình ảnh, từ ngữ, miêu tả trong những trạng thái khác nhau. Hình ảnh bóng tối
có quan hệ như thế nào đối với cuộc đời mỗi nhân vật trong phố huyện? Sự đối lập
giữa bóng tối và ánh sáng? Hình ảnh “đoàn tàu” gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Thời gian thảo luận:
10 phút.
- GV gọi 1 - 2 nhóm
trình bày; Các nhóm khác bổ sung.
Bài tập 3: Nhân vật
Liên
Mục
đích:
-
Giúp
học sinh thấy được cảnh ngộ, lòng yêu thương, nhân ái và tâm trạng của nhân vật
Liên. Tâm trạng chuyển biến từ lúc chiều tà đến đêm, khi đợi tàu. Từ đó, thấy
được sự thức tỉnh ý thức cá nhân, sự nuối tiếc và ước mơ, khao khát thoát khỏi
cảnh tù túng.
- Rèn kĩ năng chọn lọc chi tiết, tư duy đánh
giá, phân tích; HS khi trao đổi với nhóm sẽ khắc sâu kiến thức hơn, học hỏi, điều
chỉnh kinh nghiệm của bản thân, phát huy khả năng sáng tạo; rèn kĩ năng thuyết
trình;….
Thời
gian thảo luận: 5-7 phút.
Thời
điểm tiến hành: Khi tìm hiểu tâm trạng nhân vật Liên.
Cỡ
nhóm:
4 - 6 HS/ nhóm.
Cách
tiến hành:
-
GV đặt câu hỏi: Tìm những chi tiết, hình ảnh khắc họa cảnh đời, tấm lòng nhân
ái, diễn biến tâm trạng nhân vật Liên? Hình ảnh nhân vật Liên đã gợi cho em những
suy nghĩ gì?
- Các nhóm thảo luận.
- Gọi 1 – 2 nhóm trình
bày.
- Các nhóm khác bổ
sung.
Bài tập 4: Đặc sắc nghệ
thuật truyện ngắn, giọng văn Thạch Lam
Mục
đích:
-
Giúp
học sinh thấy được phong cách viết truyện đặc biệt của Thạch Lam: truyện mà
không có chuyện, nhân vật được khai thác chủ yếu bởi tâm trạng, cảm xúc; lời
văn, giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất thơ. Tìm hiểu giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm.
- Rèn tư duy đánh giá, phân tích tổng hợp; HS học hỏi,
điều chỉnh kinh nghiệm của bản thân khi trao đổi với nhóm, có cơ hội nêu những
suy nghĩ, ý kiến cá nhân, phát huy khả năng sáng tạo; rèn kĩ năng thuyết
trình;….
Thời
gian thảo luận: 5 – 7 phút
Thời
điểm tiến hành: Phần tổng kết nội dung, nghệ thuật tác
phẩm.
Cỡ
nhóm:
4 - 6HS/ nhóm.
Cách
tiến hành:
- GV đặt câu hỏi: Nêu ý
kiến của em về nhận định “Truyện ngắn Hai
đứa trẻ mang giá trị hiện đại và giá trị nhân văn sâu sắc?; Theo em, truyện ngắn
hai đứa trẻ có gì đặc sắc về mặt nghệ thuật?”
- HS tiến hành thảo luận.
- Gọi 1 – 2 nhóm trình
bày.
- Các nhóm khác bổ
sung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét