Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Dạy học Tiếng Việt bằng PP giao tiếp

A.    LỜI NÓI ĐẦU
Tiếng Việt là nội dung được dạy từ tiểu học đến trung học phổ thông hiện nay. Dạy học Tiếng Việt chỉ dừng lại ở những kiến thức về Tiếng Việt trong nhà trường thì chưa đủ; kiến thức chỉ hoàn chỉnh và vững chắc khi học sinh đã thực sự vận dụng vào hoạt động giao tiếp, vì “giao tiếp là chức năng trọng yếu của ngôn ngữ”. Chỉ có đặt trong hoạt động giao tiếp, thì giá trị của các phương tiện ngôn ngữ mới được xác định. Và cũng chỉ có trong hoạt động giao tiếp, trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các yếu tố giao tiếp nằm ngoài ngôn ngữ thì học sinh mới có điều kiện để hiểu chắc, hiểu sâu Tiếng Việt và biết cách sử dụng phù hợp, hiệu quả. Việc dạy học Tiếng Việt chỉ thật sự có ý nghĩa khi học sinh rèn luyện được kĩ năng và nâng cao được khả năng giao tiếp.
Theo quan điểm giao tiếp, phương pháp tốt nhất để dạy tiếng Việt bằng quan điểm giao tiếp là phải hướng học sinh vào hoạt động nói năng. Đó là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện nhiệm vụ của quá trình giao tiếp có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia và hoạt động giao tiếp. Dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp, học sinh sẽ nhận thức được vai trò quan trọng của Tiếng Việt và mục đích của việc học Tiếng Việt, từ đó học sinh học hứng thú hơn và đạt kết quả cao hơn; giáo viên thực sự trở thành người hướng dẫn học sinh tìm đến tri thức và ứng dụng tri thức vào trong sinh hoạt hàng ngày.
B.     NỘI DUNG               
CHƯƠNG 1: LÍ THUYẾT GIAO TIẾP VÀ QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
1.1. Lí  thuyết giao tiếp                                                                                                       
            1.1.1. Khái niệm giao tiếp
            “Giao tiếp là sự tiếp xúc, giao lưu giữa người và người trong xã hội, qua đó con người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ đối với nhau và đối với điều được truyền đạt”.
Theo Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học, giao tiếp là “sự thông báo hay truyền đạt, thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó”. Theo đó, có thể hiểu giao tiếp là hoạt động giữa hai người hay hơn hai người nhằm bày tỏ với nhau một thông tin trí tuệ hoặc cảm xúc, một ý muốn hành động hay một nhận xét về sự vật, hiện tượng nào đó. Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức, bằng những phương tiện khác nhau, như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh, cử chỉ, ... Nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của xã hội loài người.
1.1.2. Chức năng của giao tiếp
Nói đến chức năng của giao tiếp là nói đến vai trò mà giao tiếp phải đảm nhiệm trong đời sống cộng đồng. Các chức năng cơ bản của giao tiếp là chức năng thông tin, chức năng tạo lập quan hệ, chức năng giải trí, chức năng tự biểu hiện và chức năng hành động.
            1.1.3. Các nhân tố giao tiếp          
Các nhân tố của hoạt động giao tiếp, trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có nhiều nhân tố tham gia và ảnh hưởng đến các phương diện của hoạt động giao tiếp. Những nhân tố này vừa góp phần thực hiện hoạt động, vừa ảnh hưởng chi phối đến hoạt động. Đó là các nhân tố:
Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm vai trò người phát (nói/viết) hoặc người nhận (nghe/đọc). Giữa các nhân vật giao tiếp có thể có các quan hệ cùng vai (như quan hệ bạn học, đồng nghiệp với nhau…), hoặc quan hệ khác vai (quan hệ cha mẹ với con; thầy cô giáo và HS…). Muốn cuộc giao tiếp đạt kết quả như mong muốn, người phát cần phải xác định đúng quan hệ vai giữa mình với người nhận để lựa chọn hình thức giao tiếp thích hợp nhất.
Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về lứa tuổi, về nghề nghiệp, về giới tính và trình độ hiểu biết, về vốn sống, về địa vị xã hội… đều luôn luôn ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong hoạt động giao tiếp, nhất là trong các ngôn bản. Nhân tố nhân vật giao tiếp trả lời cho các câu hỏi: ai nói? (ai viết)?, nói với ai? ( viết cho ai?).
Hiện thực được nói tới: Đây là nhân tố nội dung giao tiếp. Nó bao gồm những sự kiện, hiện tượng, sự vật trong thực tế khách quan và cả những tình cảm, tâm trạng của con người. Hiện thực được nói tới tạo thành đề tài và nội dung của hoạt động giao tiếp. Nhân tố này cũng luôn luôn ảnh hưởng đến những hình thức và đặc điểm của hoạt động giao tiếp, của ngôn ngữ và trả lời các câu hỏi: nói (viết) cái gì / vấn đề gì?  Chẳng hạn, nếu nói về một vấn đề khoa học thì ngôn ngữ, cách diễn đạt, cách cấu tạo ngôn bản có nhiều điểm khác với việc nói về tình cảm, cảm xúc của con người.
Hoàn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh diễn ra cuộc giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như những hoạt động khác của con người – luôn luôn diễn ra trong những hoàn cảnh nhất định. Đó là hoàn cảnh không gian, thời gian với những đặc điểm của môi trường mà hoạt động giao tiếp diễn ra (hoàn cảnh giao tiếp hẹp). Đó còn là hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá…của dân tộc, của đất nước (hoàn cảnh giao tiếp rộng). Các nhân tố trong hoàn cảnh giao tiếp luôn luôn chi phối các phương diện của hoạt động giao tiếp: từ việc lựa chọn nội dung đến cách thức thể hiện, và cả những nghi thức trong giao tiếp. Nhân tố hoàn cảnh trả lời cho câu hỏi: nói (viết) trong hoàn cảnh nào?
Mục đích giao tiếp: Giao tiếp có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm mục đích làm quen, bày tỏ nỗi vui mừng, lo sợ, thông báo cho người nghe một tư tưởng, một nhận thức, đưa ra một lời mời, hay một yêu cầu đòi hỏi người nghe phải thực hiện, đặt ra một câu hỏi về một vấn đề mà mình chưa rõ để người nghe giải đáp,… Với cuộc giao tiếp có nhiều mục đích thì có mục đích chính và mục đích phụ. Khi đạt được mục đích đã đặt ra thì hoạt động giao tiếp cũng đạt được hiệu quả. Nhân tố mục đích giao tiếp trả lời các câu hỏi: nói (viết) để làm gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Phương tiện giao tiếp có thể là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ,… Nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Tóm lại: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn có sự chi phối của nhiều nhân tố. Chúng tác động đến sự hình thành và lĩnh hội ngôn bản, đồng thời để lại dấu ấn trong ngôn bản – Những nhân vật tham gia giao tiếp cần ý thức rõ điều đó để sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả và đạt được mục đích.
            1.1.4. Hai quá trình của giao tiếp            
Quá trình sản sinh lời nói
Về bản chất, nói năng cũng là một hoạt động: hoạt động lời nói. Các hành vi nói năng có biểu hiện rất đa dạng nhưng lại có một cấu trúc chung. Cấu trúc này bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định  hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình và kiểm tra kết quả.
Quá trình tiếp nhận lời nói
Tiếp nhận lời nói là hoạt động giải mã từ lời thành ý, là hoạt động nghe hoặc đọc để hiểu những điều mà người nói / người viết thể hiện qua ngôn bản. Việc tìm hiểu nội dung lời nói không thể chỉ dừng lại ở ý nghĩa tường minh mà còn phải chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn, không chỉ biết đến nội dung sự vật mà còn phải thấu hiểu cả nội dung liên cá nhân của lời nói mà ta nghe hay đọc.
            1.2. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt                                                                  1.2.1. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt               
Quan điểm giao tiếp trong việc dạy – học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, có chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ vừa tồn tại trong trạng thái tĩnh như một hệ thống – kết cấu tiềm ẩn trong năng lực ngôn ngữ của mỗi người, đồng thời nó cần phải hoạt động để thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp. Dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp chính là dạy về phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Quan điểm giao tiếp cũng phù hợp với mục tiêu của môn học: môn ngôn ngữ nói chung và phân môn TV nói riêng không phải chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa học về ngôn ngữ, về TV cho HS, mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng TV trong các hoạt động tư duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức thì môn ngôn ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất lí thuyết về cơ cấu tổ chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại hình các ngôn ngữ … mà còn không thể thiếu được những hiểu biết về quy tắc sử dụng, về các thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, quan điểm giao tiếp rất phù hợp với mục tiêu của môn học.
Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, phân môn TV tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để HS mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng TV trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
Dạy học TV theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp. Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp.
Khi dạy theo quan điểm giao tiếp, GV phải dạy cho HS được học, được tập giao tiếp ở trong bài học, ở lớp rồi biết cách giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Biết nói năng, quan hệ ngôn ngữ đúng vai trò, đúng mục đích với người xung quanh, biết nêu nhận xét, đánh giá trước sự vật, sự việc ... (không phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn như trước đây). Quan điểm giao tiếp quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức.
                          1.2.2 Cơ sở của quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt         
Quan điểm này được hình thành dựa trên 3 cơ sở:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của xã hội. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Con người sinh ra và lớn lên không thể sống riêng lẽ tách biệt mà tồn tại trong mối quan hệ công đồng, và để tồn tại họ phải lao động, từ lao động con người làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp. Để giao tiếp được đòi hỏi con người phải có phương tiện giao tiếp và đó chính là ngôn ngữ. Đầu tiên khi chưa có chữ viết, con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói, tuy nhiên ngôn ngữ nói bị hạn chế là bị giới hạn bởi khoảng cách không gian nên dần dần bằng hệ thống kí hiệu, ám hiệu thì chữ viết ra đời, dù chữ viết có thô sơ nhưng vẫn phần nào đáp ứng được nhu cầu của con người.
Thứ hai, chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Ngôn ngữ sẽ được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp, hơn nữa từ có thể biến đổi và chuyển hóa về chức năng và thực hiện các chức năng mới không phải chức năng vốn có của nó trong hệ thống ngôn ngữ.
Thứ ba, Ngôn ngữ tồn tại độc lập, không duy truyền vì thế giao tiếp là điều kiện tiên quyết để hình thành ngôn ngữ ở mỗi cá nhân.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng xuất phát từ chức năng xã hội của ngôn ngữ, chức năng làm công cụ tư duy và đặc biệt là chức năng là phương tiện để giao tiếp có thể khẳng định chỉ trong giao tiếp thì ngôn ngữ của con người mới có thể hình thành, sinh động, đa dạng và phong phú hơn so với trạng thái ban đầu của nó. Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ tích lũy cho mình vốn ngôn từ riêng và để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp đòi hỏi con người phải nắm vững các quy tắc vận hành của ngôn ngữ, do ngôn ngữ không duy truyền mà chỉ hình thành trong giao tiếp. Nên đó là cơ sở hình thành việc dạy và học tiếng Việt.
               1.2.3. Nội dung của quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt             
Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Về kiến thức: Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ, các kiến thức cơ bản trong chương trình, SGK, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo sáu mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.
Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, ... Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.
            1.2.4.  Phương pháp dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Xưa nay chúng ta hay nói, khi dạy học đồi hỏi phải có các phương pháp dạy học phù hợp. Vậy phương pháp dạy học là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này, tuy nhiên khái niệm được mọi người tán thành nhiều nhất cho rằng “phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa thầy giáo và  học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững  được kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo hình thành thế giới quan và phát triển năng lực”. Các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng như: phương pháp thông báo – giải thích; phương pháp phân tích ngôn ngữ; phương pháp rèn luyên theo mẫu; và đặc biệt là phương pháp giao tiếp.
Theo quan điểm giao tiếp, phương pháp tốt nhất để dạy tiếng Việt bằng quan điểm giao tiếp là phải hướng học sinh vào hoạt động nói năng. Đó là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện nhiệm vụ của quá trình giao tiếp có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia và hoạt động giao tiếp.
Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:
B1: giáo viên tạo tình huống có vấn đề, kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ ở học sinh 
B2: học sinh tìm tòi, giải quyết vấn đề và trình bày trước tập thể
B3: giáo viên nhận xét và học sinh cùng rút kinh nghiệm.
Dạy học Tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp góp phần quan trọng vào việc phát triển lời nói cho học sinh. Hoạt động giao tiếp vừa là phương tiện vừa là mục đích của việc dạy học tiếng Việt. Học tiếng Việt chúng ta không chỉ biết về nó mà phải sử dụng thành thạo nó biến nó thành vũ khí vào tư duy và giao tiếp.
Muốn thực hiện được điều này, giáo viên phải nắm được tâm lí lứa tuổi, khả năng tiếp nhân kiến thức, tính hệ thống logic của kiến thức cung cấp cho các em.
           
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP THIẾT KẾ MỘT BÀI HỌC TIẾNG VIỆT.
 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I.                    Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí: phân biệt theo phương tiện (báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử), theo định kỳ xuất bản (nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo,...), theo lĩnh vực (báo văn nghệ, khoa học và đời sống, kinh tế, pháp luật, giáo dục và thời đại,...).
- Ngôn ngữ báo chí: Ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm), với chức năng cơ bản là thông báo tin tức thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định.
2. Kĩ năng: Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm) và các loại báo khác nhau về phương tiện, định kỳ, lĩnh vực, đối tượng.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc khi đọc, phân tích và đưa tin.
II.                 Chuẩn bị của giáo viên
1.      Phương tiện:
-  Sách GV, SGK, thiết kế bài dạy, những tờ báo minh họa.
- GV yêu cầu mỗi học sinh trang bị cho mình 1 (hoặc nhiều hơn) tờ báo bất kì để cùng tìm hiểu khi phân tích bài.
2. Phương pháp:
- Phân tích tình huống: phân tích đặc điểm của một số loại văn bản báo chí.
- Thực hành: bước đầu tạo lập một số loại văn bản báo chí.
- Qui nạp, phát vấn, thảo luận, thuyết giảng.
III.               Tiến trình



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Ở chương trình Ngữ văn 10, các em đã được tìm hiểu phong cách cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng riêng của từng thể loại. Hôm nay cô sẽ  giới thiệu với các em  phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Cuộc sống hiện đại là cuộc sống số, thời đại bùng nổ thông tin. Khi muốn tiếp cận thông tin, chúng ta có thể tìm hiểu qua những phương tiện nào ?
- Các em có thích đọc báo không?
" Báo chí truyền tin tức cho mọi người biết thông tin. Đọc báo giúp ta có nhiều kiến thức mới.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng gì, những đặc trưng đó có gì giống và khác với các phong cách ngôn ngữ mà các em đã học ? Để trả lời cho câu hỏi này, cô cùng các em đi vào tìm hiểu bài học : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ








 Báo chí, truyền hình, radio, internet,….

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu Ngôn ngữ báo chí

- Nêu những loại báo mà em biết.




- Phân loại các loại báo em vừa kể.
- GV nhận xét, kết luận.


- Nêu theo sự hiểu biết của mình (báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử), (nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo,...), (báo văn nghệ, khoa học và đời sống,...).
I. Ngôn ngữ báo chí:
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí:

Theo phương tiện
Theo định kì xuất bản
Theo lĩnh vực hoạt động xã hội
Theo đối tượng độc giả, giới tính, lứa tuổi
- Báo viết
- Báo nói
- Báo hình
- Báo điện tử
- Nhật báo
- Tuần báo
- Bán nguyệt san
- Nguyệt san
- Báo văn nghệ
- Báo văn hóa
- Báo Khoa học & đời sống
- Báo Pháp luật
- Báo kinh tế
……
- Báo Nhi đồng
- Báo Mực tím
- Báo Hoa học trò
- Báo Sinh viên
- Báo Thanh niên
- Báo Phụ nữ
…..
- Văn bản báo chí gồm những thể loại tiêu biểu nào? Em biết gì về các thể loại đó?
- GV: nhận xét và chốt lại.
+ Nếu chỉ viết ngắn, thông tin về các sự kiện – bản tin.
+ Nếu đưa tin có miêu tả, tường thuật chi tiết – phóng sự.
+ Nếu dựa vào tin tức để bình luận nhưng viết ngắn gọn, dễ đọc, có giọng hài hước, châm biếm, đả kích – tiểu phẩm.
Bản tin
- Gọi HS đọc ví dụ SGK và nêu câu hỏi: xác định sự kiện được nói đến, thời gian, địa điểm của bản tin?
- Yêu cầu HS xác định một vài bản tin trong những tờ báo mà các em đem theo. HS có thể đọc cho cả lớp cùng nghe bản tin đó và xác định sự kiện được nói đến, thời gian, địa điểm của bản tin như trên.
- Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên, em có nhận xét gì về bản tin.
- Kết luận.
- GV có thể lưu ý với HS về đặc điểm của bản tin, GV tạo tình huống nói với HS: “Ngày mai, cô mời cả lớp ăn sáng”. Cả lớp có thể sẽ rất vui mừng và hỏi thời gian, địa điểm. Từ đó GV lái sang đặc điểm chính của bản tin  “Đó là đặc điểm quan trọng của bản tin mà cô muốn nhấn mạnh để các em hiểu và nhớ rõ. Vừa rồi là VD thực tế cô đưa ra thông tin thiếu địa điểm để giúp các em nhận ra bản tin cần phải có những đặc điểm cơ bản sau: thời gian, địa điểm và sự kiện chính xác, thiếu những đặc điểm ấy thì bản tin không giá trị. Có nghĩa là lượng thông tin phải cần và đủ, nếu thiếu đi một vài yếu tố như thông tin mà cô nói là không thể thực hiện được trong hiện thực”.



Phóng sự
- Yêu cầu HS đọc VD trong SGK và gọi 2,3 HS trả lời câu hỏi: Văn bản đó có thể xem là 1 bản tin hay không? Vì sao?
- Em hiểu như thế nào là phóng sự?
- GV nhận xét, kết luận.








- Yêu cầu HS tìm một vài phóng sự trong những tờ báo mà các em đem theo.
- GV có thể giới thiệu một đoạn Video clip phóng sự cho HS tham khảo.
- Yêu cầu HS so sánh bản tin và phóng sự? (giống và khác nhau)
- GV tổng kết.

Tiểu phẩm
- Gọi 2 HS đóng vai đọc  tiểu phẩm trong SGK. (yêu cầu HS đọc có ngữ điệu phù hợp với giọng văn)
- GV nhận xét sắc thái, giọng, ngữ điệu của HS.
- Tiểu phẩm đề cập nội dung gì ? Tiêu đề gợi ấn tượng gì? Nhận xét về giọng văn và cách sử dụng ngôn ngữ ? Nội dung tiểu phẩm có mang tính thời sự không?
- Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết thế nào là tiểu phẩm.
- GV nhận xét, tổng kết.








- Ngoài các thể loại trên thì báo chí còn có những thể loại nào? Cho VD?
- GV nhận xét, tổng kết.



- Các dạng tồn tại của báo chí?
- GV nhận xét, tổng kết.
+ Dạng nói: trong các buổi phát thanh và truyền hình: đọc, thuyết minh, phỏng vấn.
+ Dạng viết: báo ảnh, truyền hình, báo điện tử.

- Gọi 2-3 HS trả lởi câu hỏi: Nhận xét về ngôn ngữ của các thể loại báo chí trên?
- GV nhận xét, tổng kết.
+ Bản tin: ngắn gọn, chính xác.
+ Phóng sự: chi tiết, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
+ Tiểu phẩm: vừa thân mật, dân dã; vừa mỉa mai, châm biếm.
" Mỗi thể loại có cách quy ước khác nhau về sử dụng ngôn ngữ.
- Theo em, báo chí có chức năng gì?
- GV nhận xét, tổng kết.




- Sau khi tiếp xúc với một số thể loại của văn bản báo chí, em hiểu thế nào là ngôn ngữ báo chí?




- GV củng cố bài học bằng cách cho HS một vài văn bản báo chí, yêu cầu HS xác định các văn bản đó thuộc thể loại gì?

- Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS và thực hiện yêu cầu viết bản tin vào bảng phụ hoặc trình powerpoint nếu có thể.
- GV gợi ý:
+Tiêu đề
+ Nội dung:
   * Việc gì đã xảy ra?
   * Địa điểm?
   * Thời gian?
   * Diễn biến sự việc như thế nào?
   ……
- Thời gian thảo luận: 5 phút.
- Yêu cầu trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá.

- Trình bày những hiểu biết của mình về các thể loại của báo chí.











- HS: đọc và trả lời.



- HS: thực hiện





- HS: thực hiện.






 





















- 2,3 HS trả lời, nhận xét lẫn nhau.


Trả lời.
















- HS thực hiện, trả lời và nhận xét lẫn nhau.



- 2 HS đóng vai





- HS trả lời






- HS trả lời








- HS trả lời






- HS trả lời






- HS lần lượt trả lời, nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau.











- HS trả lời




- HS trả lời







- HS thực hiện.





- HS hoạt động theo nhóm.












- Trình bày sản phẩm.

- HS nhận xét lẫn nhau.



























a. Bản tin: Cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.



























b. Phóng sự: thực chất cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.



























c. Tiểu phẩm: là một thể loại gọn nhẹ, với giọng văn thân mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:
a. Thể loại:

- Báo chí có nhiều thể loại. Ngoài các thể loại trên còn có phỏng vấn, quảng cáo, bình luận, thời sự.


- Có 2 dạng: nói và viết.





b. Yêu cầu sử dụng ngôn ngữ:
Mỗi thể loại có cách quy ước khác nhau về sử dụng ngôn ngữ.











c. Chức năng: Cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến quần chúng, nêu quan điểm và chính kiến, tờ báo thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
"Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy tiến bộ của xã hội.





CLUYỆN TẬP:
            Viết một bản tin với đề tài tự do.
Hướng dẫn tự học:
- Khi nghe đài hoặc xem ti vi, chú ý đến mục tin tức thời sự và nhận định về đặc điểm của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở mục đó;
- Liên hệ đến các bài làm văn thuộc thể loại bản tin, quảng cáo, phỏng vấn để tích hợp kiến thức và kĩ năng.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của Ngôn ngữ báo chí.





- GV cung cấp cho HS 3 văn bản báo chí thuộc 3 thể loại trên.
- HS thực hiện theo yêu cầu: Nêu đặc điểm về diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ báo chí.
- GV chia lớp thành 8 nhóm: mỗi nhóm 4 - 6 người.
+ Nhóm 1- 4: tìm hiểu về từ vựng?
+ Nhóm 5-8:  tìm hiểu về ngữ pháp?
- Các nhóm điền thông tin vào bảng sau:

Bản tin
Phóng sự
Tiểu phẩm
Từ vựng



Ngữ pháp



- GV nhận xét, kết luận.















- GV cung cấp cho 1 đoạn phát thanh chương trình thời sự và 2 VB báo chí.
- Yêu cầu HS nhận xét cách diễn đạt thông tin của người viết, nói. Văn bản báo chí có sử dụng các biện pháp tu từ khác? Vì sao? Nó được thể hiện như thế nào trong báo nói và báo viết?
- GV nhận xét, tổng kết.










- Ví dụ sau đây cung cấp những thông tin gì?
Chiều 25-6, liên ngành Sở Công thương, Sở Xây dựng, công an và các đơn vị liên quan tại tỉnh Gia Lai đã tiến hành họp để đánh giá kết quả kiểm tra vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2, thống nhất nội dung báo cáo trình UBND tỉnh Gia Lai xem xét giải quyết vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).”
- Ngôn ngữ thông tin phải như thế nào mới được gọi là có tính thông tin thời sự?
- GV nhận xét, tổng kết.







- GV giới thiệu 1 clip video quảng cáo. Yêu cầu HS nhận xét về dung lượng thông tin được thể hiện trong đoạn quảng cáo.
- GV nhận xét, tổng kết.












- Đọc các tiêu đề của các bài báo sau. Nhận xét cách đặt tiêu đề, dùng từ, đặt câu?
+ Những trái tim mòn mỏi chờ mổ.
+ 10 chiếc ô tô mất tích cùng một lúc
+ Im lặng là bạc.
- GV nhận xét, tổng kết.





- GV mở rộng thêm: Ngoài 3 đặc trưng trên thì ngôn ngữ báo chi còn một đặc trưng quan trọng nữa đó là tính chiến đấu. Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái, một tổ chức. Báo chí chọn lọc tin tức, đưa tin, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

- GV củng cố kiến thức: Em có nhận xét gì về các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí?










- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK trang 145.






- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 trong SGK trang 145. Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm viết 1 bài phóng sự về đề tài tự chọn.
Thời gian nộp bài: 1 tuần.






- HS trao đổi thảo luận trả lời, sau đó cử người trình bày trước lớp.
































HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.























HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

HS suy nghĩ trả lời.

















HS suy nghĩ trả lời.

















HS suy nghĩ trả lời.























HS thực hiện.








II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ.
1. Các phương tiện diễn đạt:



















a. Về từ vựng:
  Rất phong phú, mỗi thể loại báo chí, mỗi phạm vi phản ánh có một lớp từ vựng đặc trưng.
b. Về ngữ pháp:
 - Câu văn đa dạng, thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.
- Bản tin thường có câu ngắn; phóng sự có câu dài, kết cấu phức tạp; tiểu phẩm có câu văn gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.










c. Về các biện pháp tu từ:
 - Không giới hạn các biện pháp tu từ và cú pháp.
 - Ở báo nói: phải phát âm rõ ràng, khúc chiết.
 -  Ở báo viết: phải chú ý kiểu chữ, khổ chữ, màu sắc, hình ảnh,… để tạo điểm nhấn thông tin.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:

















a. Tính thông tin thời sự:
 - Truyền bá tin tức cập nhật, nóng hổi trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
 - Ngôn ngữ phải chính xác, nhất là thông tin thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện,…






b. Tính ngắn gọn:
  Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao.
 - Ngắn nhất là bản tin (tin vắn, tin nhanh, quảng cáo) -> Có khi chỉ dùng một câu.
 -  Bài dài thường kèm theo một tóm tắt ngắn, in đậm ở đầu bài báo tóm lược nội dung cơ bản.











c. Tính sinh động hấp dẫn:
 Thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu, đặc biệt là ở tiêu đề (tit) của bài báo.














"Ghi nhớ:
Ngôn ngữ báo chí gồm có ba đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sự; tính gắn ngọn; tính sinh động hấp dẫn. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.

C Luyện tập:
1.      Phân tích bản tin
- Tính thông tin thời sự:
+ Sự kiện (quyết định công nhận, lí do được công nhận)
+ Thời gian
+ Địa điểm
- Tính ngắn gọn.

C.     KẾT LUẬN:
Dạy Tiếng Việt quan điểm giao tiếp là một giải pháp hữu hiệu cho phép góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng học tập, tạo điều kiện để học sinh tự hiện thực hóa, tự khẳng định nhân cách cá nhân của mình, vạch ra tiềm năng sáng tạo của cá nhân, hình thành những phương châm giá trị và phẩm chất đạo đức cần thiết cho những chặng đường học tập và làm việc tiếp theo, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục đã được đặt ra. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tốt tuyệt đối, khi triển khai bài học Tiếng Việt cần phải biết kết hợp các phương pháp cơ bản, truyền thống  như một thể thống nhất, hài hòa, bổ sung cho nhau.
  (Hoàng Phương)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (2001), “Dạy Tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động”,Tạp chí Ngôn ngữ.
2. Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán (2001), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Phạm Thị Anh (2010), “Ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (236).
4. Nguyễn Thị Thanh Bình (2006), “Một số xu hướng lí thuyết của việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường”, Tạp chí Ngôn ngữ.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ Văn 11, tập1, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách Giáo Viên Ngữ Văn 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 11, Nhà xuất bản Giáo dục.