Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Con người trong Truyện Kiều - nhóm 1

MỞ ĐẦU
   Đoạn trường tân thanh (hay còn có tên gọi thân quen là Truyện Kiều) của đại thi hào dân tộc: Nguyễn Du, là một kiệt tác vĩ đại trong lịch sử văn học Việt Nam. Hiếm có tác phẩm văn học nào như Truyện Kiều tuy ra đời đã hơn hai trăm năm nhưng vẫn luôn là niềm cảm hứng dạt dào cho mọi giới, mọi thành phần trong xã hội. Vậy điều đã làm nên sức sống bền bỉ và mãnh liệt cho Truyện Kiều đến thế? Đó chính là do tài năng xuất chúng của nhà thơ và giá trị nội dung, tư tưởng thấm đẫm tính nhân văn của tác phẩm đã góp phần đưa Truyện Kiều lên đỉnh cao nhất trong nền văn học nước nhà và sống mãi trong lòng dân tộc. Nói như học giả Dương Quảng Hàm khi ông đánh giá về Truyện Kiều: “Trong truyện cụ lại khéo léo mô tả thế thái nhân tình, thật là rạch ròi chí lý. Lại thêm lời văn rất hay: từ đầu đến cuối, không câu nào non, không chữ nào ép. . . ” (Văn học Việt Nam, NXB Trẻ, 2005/tr 124, 125). Giá trị nhân văn trong Truyện Kiều không phải ở chỗ nhà thơ muốn đặt ra những vấn đề gì to tát, vĩ đại mà đó là những vấn đề rất con người: quyền sống, quyền yêu, quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng và lên án, tố cáo những thế lực ngăn cản, chà đạp những quyền chính đáng ấy.
1.     Con người trong Truyện Kiều là con người gắn liền với tài năng và phẫm chất tốt đẹp
Con người Kiều được xây dựng như một biểu tượng của vẻ đẹp hoàn thiện
Trước tiên, cô Kiều là sự kết tinh của vẻ đẹp toàn vẹn Nguyễn Du tả Kiều bằng sự trân trọng nhất và lí tưởng nhất. Vẻ đẹp của Kiều được Nguyễn Du miêu tả theo tính ước lệ tượng trưng mà ta thường gặp trong thơ cổ.
                                        Một hai nghiêng nước nghiêng thành
                                Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Nhưng Nguyễn Du đã mạnh bạo xây dựng lên vẻ đẹp của cô Kiều có dáng vấp trần tục. Đó chính là nét đột phá mới khi miêu tả về cái sắc của người phụ nữ một cách tự nhiên và mạnh bạo.
                                        Buồn the phải buổi thong dong
                              Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa
                                      Rõ màu trong ngọc trắng ngà
                              Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
Chính quan niện tiến bộ này đã chạm đến một trong những điều tối tị của Nho gia. Nhưng không phải vì thế mà ta đánh giá thấp tài năng của Nguyễn Du. Bởi thông qua những cụm từ “trong ngọc trắng ngà”, “một tòa thiên nhiên” đã thể hiên được một thái độ đầy trân trọng và hết sức tự nhiên trước vóc dáng hoàn hảo của nàng Kiều và đây cũng là sự tiế bộ của nhà thơ trong quan niện về vẻ đẹp của người phụ nữ.
Không những vậy, Nguyễn Du còn thể hiện sự trân trọng khả năng của con người trước sự khẳng định mạnh mẽ cái tài của cô Kiều.
                                           Thông minh vốn sẵn tính trời
                                  Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
                                           Cung thương lầu bậc ngũ âm
                                  Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
  Đó là một con người tài hoa với tư chất “thông minh vốn sẵn tính trời” nếu như người phụ nữ trong xã hội phong kiến chỉ cần có “công, dung, ngôn, hạnh” là đủ thì Kiều lại có sữ kết hợp hài hòa giữa sắc và tài “cầm, kì, thi, họa. Điều này trong văn học trung đại thường rất ít người đề cập đến như: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… Đến đây ta có thể nhận thấy rằng từ thân phận của nàng Kiều Nguyễn Du ngoài đề cao tài năng của Thúy Kiều còn bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với số phận của con người tài hoa nhưng bạc mệnh.
                                     Khúc nhà tay lựa nên chương,
                             Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Đánh giá cao tài năng của con người nhất là tài năng của người phụ nữ, đó chính là sự phát hiện mới mẻ và cũng là cái nhìn tiến bộ của Nguyễn Du trong quan niệm về con người mà trong xã hội phong kiến người phụ nữ lúc nào cũng bị xem nhẹ thậm chí còn bị vùi dập, chà đạp.
                                     Đành thân cát dập sóng vùi
                             Tiếc công cha mẹ, thiệt đời thông minh
Đó chính là tiếng nói vô cùng ý nghĩa trong việc bênh vực cho cho quyền sống, sự công bằng đối với người phụ nữ. Vẻ đẹp của Kiều chính là sự kết hợp hài hòa giữa sắc và tài giữa lí tưởng và hiện thực để thể hiện một cách nghĩ mới mẻ khác với quan điểm truyền thống.
Bên cạnh Kiều, Nguyễn Du còn xây dựng cả hệ thống nhân vật anh hùng, tài hoa, thanh cao, chính trực. . Đó cũng là những mẫu người của lí tưởng mà Nguyễn Du luôn hướng tới.
Đạm Tiên đại diện cho kiếp người “tài hoa, bạc mệnh” và đã trở thành nỗi ám ảnh.
                                        Kiếp hồng nhan có mong manh
                               Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
Thư sinh, lịch lãm như Kim Trọng đã làm Kiều xao xuyến ngay khi lần gặp đầu tiên.
                                       Nền phú hậu bậc tài danh,
                               Văn chương nếp đất, thông minh tính trời
                                      Phong tư tài mạo tót vời
                              Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Một đấng anh hùng như Từ Hải gây ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc về                          một con người tài hoa, mạnh mẽ.
                                          Râu hùm, hàm én, mày ngài
                                  Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
 Nguyễn Du đã xây dựng vẻ đẹp và tài năng của con người với cái nhìn đầy trân trọng, sự cảm thông về tư chất tốt đẹp của họ với một quan điểm tiến bộ và mới mẻ.
  Bên cạnh đó, con người trong Truyện Kiều còn được Nguyễn Du đi sâu khai thác vẻ đẹp bên trong tâm hồn của họ thật đáng quý. Đó chính là những tấm gương sáng ngời về lí tưởng, đạo đức.
Kiều vì chữ hiếu, khi cha và em trai bị bắt, gia đình trong cơn nguy biến. . Bằng phâm hạnh cao quý, Kiều phải hy sinh cuộc đời mình vì tình thương và nhân nghĩa.
                                            Quyết tình nàng mới hạ tình
                                     Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha
Ta có thể nhận thấy những suy tư trăn trở bởi “bên hiếu, bên tình” qua nỗi khổ tâm dằn vặt mà Kiều phải gánh chịu. Khi lờ đi chữ tình nàng vô cùng đau khổ, nhưng không còn cách nào khác Kiều chọn chữ hiếu là theo logic thông thường của tấm lòng hiếu thảo mà Nguyễn Du cũng muốn hướng tới như một chân lí của cuộc sống. Tuy nhiên, dù hy sinh mối tình của mình với Kim Trọng để đáp đền chữ hiếu nhưng Kiều không thể dứt được một mối tình đầu ngắn ngủi khó phai mờ.
                                             Chiếc thoa với bức tờ mây
                                    Duyên này thì giữ, vật này của chung
Một phẩm chất đáng quý của Kiều là lối sống nặng tình, nặng nghĩa, cư xử với mọi người bằng cả trái tim chân thành. Kiều được đặt tương quan với các mối liên hệ và tất cả đều được đặt lên vị trí hàng đầu và nàng đã cư xử một cách đúng mực, trọn nghĩa, trọn tình: Với cha nàng là người con có hiếu, với em nàng gương mẫu đi đầu, với Kim Trọng nàng nặng tình, nặng nghĩa… Tất cả đều chu toàn bằng cái tâm, cái tình chân thành.
 Lí tưởng, đạo đức thẩm mĩ còn được thể hiện qua qua những nhân vật khác trong Truyện Kiều. Thúy Vân vì cảm thông cho hoàn cảnh của chị nên đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để sánh duyên cùng Kim Trọng và còn rất vị tha khi Kim- Kiều gặp nhau Vân sẵn sàng lùi bước trao trả duyên xưa cho chị, để chị được hạnh phúc. Tấm lòng của Kim Trọng luôn vẫn tìm kiếm, nhớ nhung Kiều suốt mười mấy năm trời thật là đáng quý. Từ Hải lại dang rộng vòng tay để cứu vớt cuộc đời Kiều, Bên cạnh đó, không thể không kể đến tấm lòng nhân hậu, cưu mang kẻ hoạn nạn như sư Giác Duyên.
  Nguyễn Du đã xây dựng nên những hình tượng con người vô cùng đẹp đẽ để ngầm nhắn nhủ con người phải biết trân trọng những gì tốt đẹp nhất thuộc về mình và về người
2. Con người trong truyện Kiều không tự quyết định được số phận của bản thân mình
Một thực tế dường như ta chưa nhìn nhận thấu đáu trong bức tranh đời sống truyện Kiều đó là hầu hết con người ở đây không thể làm chủ được số phận của mình. Mỗi người một vẻ, nhưng chung quy xã hội đã làm nên con người họ.
Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… những nhân vật đại diện cho cái xấu, cái ác. Độc giả luôn quét ánh nhìn căm ghét cho họ về những hành động việc làm nguy hại đến người ngoan, người hiền (Thúy Kiều…). Bản chất họ xấu ư? Không, một xã hội phong kiến suy tàn với bao bất công ngang trái, coi trọng thế lực đồng tiền đã làm nên những con người như thế.
Và cũng chính xã hội này đã vùi dập, chà đạp, xô đẩy con người vào khổ đau, không làm chủ được mình. Nhân vật nàng Kiều hiện lên trên nền bi kịch của cuộc đời. Nàng có ý thức về nhân phẩm của mình nhưng lại bị xã hội hủ bại chà đạp nhân phẩm. Đó là bi kịch lớn nhất của đời người. Nỗi xót xa, đau đớn bao trùm lên một con người mà “hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành- Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Con người sinh ra tài hoa không phải là một cái tội, nhưng đặt trong hoàn cảnh lễ giáo phong kiến, những người có tài, có sắc, đặc biệt là người phụ nữ lại hay phải chịu những truân chuyên, vất vả. Đang ở độ tuổi đẹp nhất của thời con gái, vừa gặp được mối tình đầu của mình, tưởng như cuộc sống sẽ chuyển mình bước trên một con đường hạnh phúc, nhưng ông trời thường hay thử lòng người.
“Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Cái “mệnh” đeo đẳng chẳng qua thế lực đồng tiền. Chỉ vì đồng tiền, bọn sai nha đã gây nên vụ án oan trong gia đình Kiều, vì đồng tiền mà bọn chúng đã phá hoại hạnh phúc gia đình Kiều, từ một mái ấm êm đềm bỗng tan hoang, lạnh lẽo. Thuý Kiều, với tư cách là một người chị cả phải đứng ra lo liệu mọi chuyện, nàng phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho sai nha để cứu cha và em khỏi bị tra khảo dã man. Bi kịch cuộc đời bắt đầu từ đây, khi mà con người, khi mà nhân phẩm bị người ta mua đi bán lại như một món hàng. Mã Giám Sinh, Tú Bà xuất hiện càng làm nổi bật lên hình tượng một Thuý Kiều bất hạnh, đau đớn ê chề:
“Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
… Cò kè bớt một thêm hai”
“Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Cảnh mua bán hiện lên thật sinh động, có người mua, kẻ bán, có sự thử hàng, trả giá, mặc cả, giao kèo. Từ “ép”, “thử” đã lột trần bản chất của Mã Giám Sinh, đồng thời khắc hoạ được rõ nét nỗi đau đớn, bất hạnh khi bị coi như một món hàng mua bán của Thuý Kiều. Từ một nghìn mà bị ngã giá xuống bốn trăm lạng, trong xã hội đồng tiền, con người chỉ đáng giá thế thôi sao?
Xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân phẩm và đạo đức của con người. Đau đớn nhất trong đời người là nhân phẩm bị chà đạp, và nỗi đau đớn đó càng nhân lên gấp bội khi phải từ bỏ tình yêu của mình. Kiều trao duyên cho Thuý Vân mà lòng đau xót, nuối tiếc, nhớ lại tất cả những kỉ niệm đã qua, nhận ra mình là người bạc mệnh:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung”…
Từ một cô gái tiểu thư khuê các, vô lo vô nghĩ về cuộc đời, hạnh phúc tình yêu đang chớm nở, giờ đây Kiều đã mất tất cả, hạnh phúc lứa đôi, mái ấm gia đình.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”
Từ lúc gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thuý Vân, Kiều đã trải qua mười lăm năm lưu lạc, trong mười lăm năm ấy, Kiều đã gặp phải bao sự lọc lừa nhưng có lẽ đau đớn nhất là lần Kiều bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Đó là bước ngoặt bẻ ngang cuộc đời Kiều sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều rút dao tự vẫn nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị đánh đập tơi bời “Thân lươn bao quản lần đầu- Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”… Gặp Từ Hải những tưởng cuộc sống rồi đây đổi khác, nhưng thế lực đen tối lại thắng thêm lần nữa, đẩy Kiều vào bi kịch mà chính mình tham gia gây ra. (Ở đây ta cũng cần nói thêm, ngay cả một con người dọc ngang, anh hùng như Từ Hải vẫn không thể làm chủ được mình, đến nỗi “Năm năm trời bể ngang tàng, đem mình đi bỏ chiến tràng như không”. Âu cũng do thiên mẹnh mà ra).
            Thúy Kiều - một con người đẹp đến thế, tài hoa đến thế đáng lẽ ra phải được sống trong vô vàn hạnh phúc thế mà phải chịu bao khổ đau vùi dập. Con người được khắc họa trong truyện Kiều toát lên tinh thần, nhân đạo nhân văn sâu sắc.

 3. Con người trong truyện Kiều gắn liền với khát vọng tự do, hạnh phúc, công lý:
Khát vọng tự do trong Truyện Kiều trước hết là ở khát vọng hết sức bình thường của một con người binh thường đó chính là khát vọng về tình yêu tự do. Nguyễn Du đã thể hiện điều đó qua tình yêu của Kiều và Kim Trọng, từ gặp gỡ đến  yêu  rồi tương tư  tất cả diễn ra rất tự nhiên. Tình yêu ấy nếu xét trong xã hội hiện đại ngày nay  thì hết sức bình thường nhưng điều đáng nói ở đây là Nguyễn Du đã xây dựng tình yêu ấy trong xã hội phong kiến với những quan niệm rất khắc khe của lễ giáo phong kiến, trong xã hội mà con người không được tự do quyết định chuyện hôn nhân của mình. Vì thế ta có thể thấy rõ Nguyễn Du đã rất tinh tế trong việc phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật. Qua đó ta cũng thấy được tư tưởng rất tiến bộ mang đậm tính nhân văn của tác giả là ca ngợi tình yêu tự do. Chẳng những thế mà ông còn lên tiếng bảo vệ tình yêu ấy. Nguyễn Du đã để cho Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang nhà người yêu. Phải chăng hành động ấy của Kiều chính là là tiếng nói phản kháng lại chế độ phong kiến khắc khe lúc bấy giờ cũng như chống lại định mệnh dành cho người tài sắc. Tuy nhiên tình yêu ấy lại rất đáng quí bởi lẽ đó là một tình yêu đích thực, tình yêu trong sáng dù rằng “Sóng tình dường đã xiêu xiêu”. Tình yêu ấy vượt qua định kiến nhưng lại không vượt qua lễ giáo phong kiến. Khát vọng tình yêu tự do ấy còn được thể hiện qua mối tình của Kiều và Thúc Sinh. Dù Kiều biết Thúc Sinh đã có vợ nhưng vẫn yêu và theo chàng, qua đó cho ta thấy một con người rất “người” ở Kiều. Trong hoàn cảnh của mình lúc bấy giờ Kiều làm như thế là rất bình thường. Kế đến là khát vọng tự do cá nhân. Ta có thể thấy điều đó qua nhân vật Kiều và Từ Hải. Ở Kiều,ta dễ dàng nhận ra điều ấy. Khi ở lầu xanh, Kiều muốn được tự do nên đã tin lời và đi theo Sở Khanh mà không biết rằng hắn  là một kẻ “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh, một tay chôn biết mấy cành phù dung” để rồi phải rơi vào kiếp sống phong trần. Phải chăng bi kịch ấy bắt nguồn từ chính lòng khao khát tự  do của nàng. Ở Từ Hải, ta thấy niềm khao khát tự do của một người anh hùng  “đội trời đạp đất”, “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai Chính vì không muốn bị gò bó, không muốn phải vào luồn ra cúi mà Từ Hải đã  quyết “Một tay gây dựng cơ đồ”, “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” tạo nên sự nghiệp của riêng mình. Chính vì muốn tự do nên Từ Hải không muốn  ra hàng vì chàng nhân thức được rằng ““Bó tay về với triều đình, hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?” Từ Hải đã nghĩ đến tự do của "muôn người” trước khi nghĩ đến tự do của "một người". Không thế thì vì sao "Nửa năm hương lửa đương nồng” với người tri kỷ,"Từ đã động lòng bốn phương"? Dường như cánh chim đại bàng ấy luôn bầu bạn với trời xanh. Một mình một ngựa giữa mênh mông trời bể, không có địa chỉ rõ ràng “Bốn bể không nhà”, không người thân vì "Theo càng thêm bận biết là đi đâu". Qua nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều, ta thấy được ước mơ của Nguyễn Du về tự do, công lí. Có lẽ,Nguyễn Du mong mõi sự công bằng cho con người trong xã hội, điều mà bản thân ông không thể làm được. Tình yêu, tự do gắn liền với hạnh phúc, bình yên. Đó là điều ai cũng mong muốn và Kiều cũng vậy. Vì Khao khát hạnh phúc nàng theo Thúc Sinh, vì muốn bình yên nàng theo Từ Hải, vì muốn hạnh phúc trọn vẹn nàng khuyên Từ Hải ra hàng. Hoạn Thư vì muốn bảo vệ tình yêu, hạnh phúc gia đình mà hành hạ Kiều dù Hoạn Thư cũng rất trọng tài năng của Kiều nhưng “Chồng chung ai dễ ai chiều cho ai”. Đó là điều rất bình thường đáng cảm thông ở một người phụ nữ bởi lẽ “Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”. Cùng với hạnh phúc lứa đôi là khát vọng công lý. Trong bối cảnh cuộc đời cũ, bao nhiêu bất công, oan khuất đè nặng lên bao kiếp người, nhất là những người lương thiện, những kẻ tài hoa như Kiều. Nguyễn Du đã phản ánh cái xấu, vạch trần bản chất của những thế lực ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của con người. Đó là sai nha  sai nha “Đẩu trâu mặt ngựa”, bọn Tú bà buôn thịt bán người,bọn sở khanh- Mã Giám Sinh lừa tình gạt tiền,… Đó là xã hội mà thế lực dồng tiền lên ngôi “làm cho khóc hại chẳng qua vì tiền”, “Trong tay có sẵn đồng tiền, dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì”, bọn quan lại chỉ biết có tiền bất chấp công lý “có ba trăm lạng việc này mới xong”. Nếu chấp nhận nó bằng cách khoanh tay bất lực hay tự an ủi bằng mọi thứ bùa mê thì cuộc sống đầy nghịch lý ấy đâu phải cuộc sống đích thực của con người. Chính vì vậy mà thanh gươm của Từ Hải phải vung lên để bênh vực những thân phận "con sâu cái kiến". Cuộc sống ấy cần đến thanh gươm ấy. Thanh gươm của Từ như một thứ tuyên ngôn về lẽ phải "Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha". Vì vậy còn gì vui hơn cuộc gặp gỡ trùng phùng giữa Kiều và Từ Hải sau bao ngày xa cách. Ấy thế mà chỉ nghe qua nỗi oan khuất của Kiều “Khi Vô Tích khi Lâm Tri", cơn giận của Từ đã không sao kìm giữ nổi. Là hiện thân của công lý, Từ không dừng lại ở sự cảm thông mà cần đến hành động để can thiệp. Từ đã "nghiêm quân tuyển tướng” ra tay lập tức. Vượt lên quan hệ cá nhân, việc làm ấy có tính xã hội. Buổi xử án diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, đặc biệt là trước khi báo oán, Kiều đã dõng dạc “Nàng rằng: Lồng lộng trời cao, Hại nhân nhân hại sự nào tại ta”. Việc làm ấy của Kiều không chỉ được Từ Hải và ba quân ủng hộ mà mãi về sau nó còn được ngợi khen trong dư luận. Bởi lẽ việc báo ân báo oán của Kiều rất thấu tình đạt lí. Công lý đã được thực thi. Những người có ân với Kiều như Phiến Mẫu, Giác Duyên, Thúc Sinh đều được báo đáp xứng đáng, còn những kẻ như Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ưng – Khuyển, Sở Khanh, Mã Giám Sinh  đều bị trừng trị thích đáng “Thề sao thì lại cứ sao gia hình, Máu rơi thịt nát tan tành, Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời”. Riêng đối với Hoạn Thư Kiều cũng có cách cư xử rất công bằng. Có lẽ trước khi gặp Hoạn Thư Kiều rất căm giận và muốn giết Hoạn Thư. Nhưng khi nghe những lí lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư “Rằng tôi chút phận đàn bà, Ghen tương thì cũng người ta thường tình” thì Kiều không thể giết Hoạn Thư được mà phải tha cho nàng. Tại sao Kiều phải làm như vậy? Bởi lẽ điều Hoạn Thư nói là chân lí không thể phủ nhận, Kiều cũng là một người phụ nữ nên không thể chối cãi được, hơn nữa nàng cũng là người hiểu lí lẽ nên chắc hẳn cũng hiểu được sự khoan dung của Hoạn Thư qua lời nhắc khéo “Nghĩ cho khi gác viết kinh, với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”.
   Có thể nói, con người trong Truyện Kiều là những con người trần thế với những khát vọng chân chính. Qua đó Nguyễn Du đã thể hiện được những tư tưởng tiến bộ đậm tính nhân văn.
    4. Đánh giá
     4. 1 Sinh thời, Cụ Phạm Quỳnh đã ca tụng Truyện Kiều: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Nhà thơ Chế Lan Viên ca ngợi tác giả Truyện Kiều “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”. Thử hỏi ngay cả những nhà văn đạt giải Nobel có mấy ai được đất nước mình, nhân dân mình đề cao và ghi nhận được như vậy? Tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa của Truyện Kiều đối với văn hóa Việt Nam có thể sánh ngang với bộ “Tấn trò đời” của Balzac trong văn học Pháp hay “Chiến tranh và hòa bình” của Tolstoi trong văn học Nga vậy!
     4. 2 Có thể nói Nguyễn Du là nhà thơ có tư tưởng tiến bộ vượt tầm thời đại và đi trước thời đại. Trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo và số phận bất hạnh mà người phụ nữ phải chịu đựng dường như đã “an bày”, đã được “mặc định”, không thể nào khác thì Nguyễn Du đã “bơi ngược dòng” khi đã phơi bày nỗi thống khổ, đớn đau mà người phụ nữ phải chịu đựng. Điều đáng trân trọng ở Nguyễn Du là ông đưa ra vấn đề và lý giải vấn đề không phải bằng một thái độ bàng quan, lạnh lùng mà bằng một tình cảm trĩu nặng yêu thương. Tình thương con người ấy phải chăng có được từ những trải nghiệm của chính nhà thơ: một tuổi thơ sớm chịu côi cút, sống thiếu tình thương và những thăng trầm sóng gió khi đã trưởng thành. . .
    4. 3 Nguyễn Du là nhà thơ nhưng sinh thời đó không phải là “nghề” của ông. “Nghề” của ông là làm quan, làm quan lớn trong triều đình. Mà phàm khi đã “làm” chính trị, người ta phải tuân theo quan điểm chính thống của chế độ mình đang phụng sự. Đó là một “luật chơi” mà người làm chính trị phải tuân thủ. Có lẽ Nguyễn Du cũng không liều lĩnh để sự nghiệp chính trị đang thuận buồm xuôi gió của mình phải lao đao. Nhưng vượt lên những toan tính thiệt hơn ấy, Nguyễn Du đã phơi bày những hiện thực xấu xa đen tối của xã hội khi mà ở đó bọn quan lại đã cấu kết với các “thế lực đen” tác oai tác quái, cấu xé người dân lương thiện vô tội. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Du còn dám công khai bày tỏ sự “ngưỡng mộ” đối với Từ Hải, một người có tư tưởng chống lại triều đình. Mặc dù cuối cùng Nguyễn Du cũng phải để Từ Hải chết nhưng tư tưởng tự do phóng khoáng và cái chết hiên ngang của Từ đã cho thấy bản lĩnh của Nguyễn Du mạnh mẽ biết dường nào. Đó chính là bản lĩnh và nhân cách của một người nghệ sĩ-trí thức chân chính đúng với cái nghĩa của nó.
KẾT LUẬN

     Sinh thời Nguyễn Du băn khoăn “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa. Người đời ai khóc Tố Như chăng?”. Không cần phải đợi đến ba trăm năm mà kể từ khi Truyện Kiều ra đời, tên tuổi Nguyễn Du và giá trị Truyện Kiều mãi song hành cùng sự phát triển của văn hóa dân tộc. Truyện Kiều đã trở thành di sản của dân tộc, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều loại hình văn hóa khác. Nguyễn Du trở thành danh nhân văn hóa thế giới, đã, đang và sẽ mãi là “đỉnh cao muôn trượng” (Tố Hữu) của lịch sử văn học Việt Nam

2 nhận xét:

  1. NJ Casino & Hotel - JS Hub
    Hotel in Newark, New Jersey. 의왕 출장안마 You can stay at the hotel. Enjoy a variety 전주 출장안마 of other amenities to keep you entertained and entertained in 통영 출장마사지 one 🏆 The LINQ Promenade: 속초 출장마사지 Jambos🎁 The LINQ Promenade: Jambos💰 광주 출장샵 Welcome Offer: Risk Free Room Service

    Trả lờiXóa
  2. Casino Bonus Codes - December 2021
    No deposit bonus casino promotions. We recommend 2021 casino bonus codes and 토토 사이트 promos for https://septcasino.com/review/merit-casino/ new players. We also list 1xbet app new casino bonuses for December 2021. poormansguidetocasinogambling

    Trả lờiXóa